Thực tế, không ít bậc phụ huynh hoang mang khi thấy trẻ sơ sinh ngủ há miệng nhưng lại chưa biết đây là hiện tượng sinh lý bình thường hay dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Để trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không, nên cần nắm rõ nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không?
Trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không? Trong phần lớn trường hợp nếu tình trạng này xảy ra không kèm dấu hiệu bất thường thì chưa cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài hoặc đi kèm dấu hiệu như thở khò khè, quấy khóc, ngủ không sâu giấc, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về đường hô hấp hoặc bệnh lý khác. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ dễ gặp phải các biến chứng như viêm họng, viêm phế quản, khô miệng hay rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Dưới đây là những nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý khi trẻ sơ sinh ngủ há miệng thường xuyên:
Nguy cơ khô miệng, viêm họng
Trẻ sơ sinh ngủ há miệng thường xuyên khiến không khí đi vào trực tiếp qua miệng, làm khô niêm mạc họng và khoang miệng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, từ đó tăng nguy cơ viêm họng, viêm amidan và các bệnh lý đường hô hấp khác.

Ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm
Việc trẻ duy trì thói quen ngủ há miệng lâu ngày có thể khiến xương hàm trên phát triển không cân đối, dẫn đến biến dạng khuôn mặt hoặc sai lệch khớp cắn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực đến chức năng nhai nuốt của trẻ sau này.
Gây rối loạn giấc ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ há miệng thường thở không hiệu quả, dễ bị ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình và quấy khóc, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí não.
Tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
Khi trẻ ngủ há miệng, không khí không được làm ấm, lọc bụi và làm ẩm qua mũi, khiến bụi bẩn, vi khuẩn dễ đi thẳng vào phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn ở trẻ nhỏ.
Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ há miệng
Sau khi tìm hiểu qua trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không thì tiếp theo để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng ngủ há miệng, có thể áp dụng những giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:
- Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ: Hãy đặt trẻ nằm ngửa hoặc nghiêng nhẹ đầu sang một bên để đường thở được thông thoáng. Tránh để trẻ nằm sấp hoặc gối đầu quá cao vì dễ gây cản trở hô hấp, khiến trẻ phải há miệng để thở.
- Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp loại bỏ bụi bẩn, dịch nhầy, hỗ trợ trẻ thở bằng mũi dễ dàng hơn. Nếu thấy mũi trẻ bị nghẹt, nên nhỏ nước muối và hút sạch dịch mũi đúng cách.
- Tạo môi trường ngủ trong lành: Đảm bảo không gian phòng ngủ của trẻ thông thoáng, sạch sẽ, độ ẩm vừa phải để hạn chế tình trạng khô niêm mạc mũi miệng, giảm nguy cơ ngủ há miệng.
- Theo dõi và điều trị bệnh lý kịp thời: Nếu trẻ có các bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan hoặc trào ngược dạ dày, cần đưa trẻ đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng thở miệng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết: Tình trạng trẻ vẫn ngủ há miệng kéo dài hoặc kèm các biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và có giải pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý quan trọng khi trẻ sơ sinh ngủ há miệng
Để chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ há miệng đúng cách, cần lưu ý những điểm quan trọng dưới đây nhằm hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và hỗ trợ trẻ thở tốt hơn:
- Không tự ý sử dụng thuốc: Không nên tự ý sử dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tác dụng phụ hoặc làm nặng thêm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Tránh để trẻ ngủ trong môi trường có nhiệt độ quá thấp: Trẻ ngủ trong môi trường điều hòa quá thấp hoặc không khí khô, điều này dễ khiến niêm mạc mũi họng của trẻ bị khô, làm tình trạng ngủ há miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không dùng tay nắn, kéo hàm của trẻ: Không tự ý kéo hàm của trẻ để cố gắng khép miệng khi trẻ ngủ há miệng vì có thể gây tổn thương hoặc khiến trẻ khó chịu.
- Theo dõi sát các dấu hiệu bất thường: Nên theo dõi các dấu hiệu khác đi kèm với tình trạng ngủ há miệng, như khó thở, tím tái, ngưng thở lúc ngủ, để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
- Duy trì thói quen vệ sinh mũi họng: Nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày và kiểm tra đường thở của trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ không bị nghẹt mũi hay mắc dị vật cản trở hô hấp.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ sơ sinh ngủ há miệng?
Nên quan sát kỹ và đưa trẻ đi khám khi trẻ sơ sinh ngủ há miệng kèm theo những dấu hiệu bất thường dưới đây để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và can thiệp kịp thời:
- Trẻ ngủ há miệng kéo dài nhiều tuần liền mà không cải thiện dù đã thay đổi tư thế ngủ, vệ sinh mũi họng sạch sẽ.
- Trẻ thường xuyên khò khè, ngáy to hoặc có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
- Khoang miệng và họng trẻ có dấu hiệu viêm đỏ, khô rát, xuất hiện mảng trắng nghi ngờ nhiễm nấm, viêm họng hoặc amidan.
- Khuôn mặt trẻ có biểu hiện bất thường như hàm lệch, cằm nhô ra hoặc hẹp vòm miệng, nghi ngờ rối loạn phát triển xương hàm do thói quen thở miệng kéo dài.
- Trẻ thường xuyên bị viêm mũi, viêm xoang, viêm họng tái đi tái lại, ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe tổng thể.

Qua bài viết trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã phần nào giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không? Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe của bé. Điều quan trọng là cần quan sát kỹ các biểu hiện đi kèm, áp dụng những biện pháp cải thiện tại nhà. Nếu trẻ có tình trạng ngủ há miệng kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường, hãy nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục tình trạng này kịp thời.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp trẻ sơ sinh tăng cường sức đề kháng mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp - yếu tố tiềm ẩn dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ há miệng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm phòng, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Đây là đơn vị uy tín trực thuộc hệ thống Nhà thuốc Long Châu, sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng quy trình tiêm chủng an toàn, khoa học. Đặc biệt, Trung tâm còn hỗ trợ nhắc lịch tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm và tư vấn chuyên sâu cho từng trường hợp. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Tiêm chủng Long Châu qua hotline miễn phí 18006928 để đặt lịch hẹn.