Trong thời gian kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết và thể chất. Việc lựa chọn thực phẩm và đồ uống phù hợp sẽ góp phần giảm khó chịu, hỗ trợ sức khỏe. Trà sữa là một thức uống phổ biến được yêu thích của nhiều bạn nữ. Vậy tới tháng uống trà sữa được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua phân tích trong bài viết dưới đây nhé!
Tới tháng uống trà sữa được không?
Tới tháng uống trà sữa được không? Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn trong những ngày “bà dì” ghé thăm. Về cơ bản, bạn có thể uống nhưng cần đặc biệt lưu ý vì trà sữa tiềm ẩn những yếu tố không tốt cho sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt.
Trước hết, vào những ngày này, cơ thể phụ nữ dễ nhạy cảm hơn do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), thường đi kèm cảm giác lo lắng, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Trong khi đó, trà sữa là một thức uống chứa hàm lượng đường và calo cao nên việc tiêu thụ trà sữa có thể làm cơ thể nặng nề hơn, tăng cảm giác đầy bụng và góp phần làm tăng cân nếu sử dụng nhiều. Điều này dễ khiến tâm trạng thêm khó chịu và cảm giác mệt mỏi kéo dài.
Một yếu tố quan trọng khác cần quan tâm là caffeine trong trà sữa. Thành phần này có thể tác động đến nội tiết tố và làm rối loạn kinh nguyệt. Ở một số người, tiêu thụ nhiều caffeine trong giai đoạn này còn dẫn tới hiện tượng chậm kinh, khiến chu kỳ trở nên thất thường hơn.
Vì vậy, tới tháng uống trà sữa được không? Bạn vẫn có thể uống nếu thực sự thèm, nhưng chỉ nên dùng ở mức độ rất hạn chế, ưu tiên chọn loại ít đường, ít hoặc không có caffeine và tuyệt đối không lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Những loại nước chị em nên tránh khi tới tháng
Khi tới tháng, không chỉ vấn đề “tới tháng uống trà sữa được không?” khiến nhiều chị em băn khoăn, mà việc lựa chọn đồ uống phù hợp nói chung cũng rất quan trọng để giữ sức khỏe ổn định. Dưới đây là những loại nước nên hạn chế trong kỳ kinh nguyệt:
- Đồ uống chứa nhiều caffeine: Các loại nước giàu caffeine như cà phê có thể khiến tình trạng lo âu, bồn chồn tăng lên, đồng thời dễ làm tâm trạng thất thường hơn trong những ngày nhạy cảm.
- Nước có gas: Nước ngọt có gas dễ gây đầy bụng, chướng hơi, làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Nên ưu tiên nước lọc hoặc nước khoáng không gas để tránh tình trạng này.
- Nước ngọt nhiều đường: Đồ uống nhiều đường có thể làm đường huyết tăng nhanh rồi giảm đột ngột, dẫn đến mệt mỏi và giảm năng lượng.
- Trà xanh: Dù được xem là thức uống lành mạnh, trà xanh có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt - khoáng chất quan trọng cần bổ sung trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, trà xanh còn dễ gây căng ngực, đau bụng và mệt mỏi ở một số người.
- Đồ uống có cồn: Rượu, bia làm rối loạn hormone, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh, khiến cơ thể thêm mệt mỏi.

Những loại đồ uống nên bổ sung giúp chị em khỏe mạnh hơn khi tới tháng
Khi đến kỳ kinh nguyệt, bên cạnh thắc mắc tới tháng uống trà sữa được không?, nhiều chị em cũng quan tâm đến việc lựa chọn những loại thức uống có lợi cho sức khỏe. Thực tế, một số loại nước không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn hỗ trợ giảm đau, làm dịu cơ thể và cải thiện tâm trạng trong những ngày “đèn đỏ”. Dưới đây là những thức uống mà phụ nữ nên ưu tiên bổ sung:
Nước ấm
Nước ấm là lựa chọn đơn giản nhưng rất hữu ích cho chị em trong thời gian kinh nguyệt. Uống nước ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm dịu các cơ (trong đó có cơ tử cung), từ đó hỗ trợ giảm co thắt và hạn chế cảm giác đau bụng kinh. Ngoài ra, nước ấm còn giúp giảm tình trạng chuột rút mà nhiều phụ nữ thường gặp khi tới tháng. Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể thêm vài lá bạc hà tươi hoặc lát gừng nhỏ, vừa giúp thư giãn tinh thần, vừa làm ấm bụng một cách tự nhiên.

Nước ép củ dền
Nước ép củ dền là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời trong kỳ kinh nguyệt. Khi mất máu, cơ thể phụ nữ cần thêm sắt để tái tạo hồng cầu, đảm bảo quá trình vận chuyển oxy diễn ra hiệu quả. Uống nước ép củ dền đều đặn trong ngày “đèn đỏ” giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu, giảm mệt mỏi và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, củ dền chứa betaine là một hợp chất có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp giảm cảm giác căng thẳng, đau nhức vùng bụng và hông trong những ngày nhạy cảm này.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là loại thức uống giàu isoflavone - hợp chất thực vật hoạt động gần giống như hormone estrogen trong cơ thể. Việc bổ sung sữa đậu nành trong thời kỳ kinh nguyệt giúp điều hòa nội tiết tố, hỗ trợ ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm cảm giác mệt mỏi và hạn chế các cơn đau bụng kinh. Sữa đậu nành còn mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe xương khớp và tim mạch của phụ nữ nếu được sử dụng đúng cách. Khi uống, bạn nên chọn loại không đường hoặc ít đường để tăng hiệu quả.
Nước dừa
Nước dừa không chỉ giúp giải khát mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe trong những ngày kinh nguyệt. Thức uống này chứa nhiều khoáng chất như kali và magie, giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm tình trạng trễ kinh ở một số chị em. Nước dừa cũng được xem là lựa chọn tự nhiên giúp giảm đau bụng kinh nhờ tác dụng làm dịu cơ tử cung. Tuy nhiên, bạn nên uống với lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều trong ngày để không gây lạnh bụng.

Trà gừng
Trà gừng từ lâu đã được sử dụng như một biện pháp dân gian giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Gừng chứa các tinh chất như zingiberol và dầu gừng, có tác dụng ức chế sự hình thành prostaglandin - hợp chất kích thích co bóp tử cung và là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh. Một ly trà gừng ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn làm ấm cơ thể, giảm cảm giác lạnh tay chân thường gặp trong những ngày này. Bạn có thể thêm chút mật ong để trà dễ uống và tăng tác dụng làm dịu cổ họng.
Trong những ngày “đèn đỏ”, việc lựa chọn đồ uống phù hợp đóng vai trò quan trọng giúp chị em giảm khó chịu, hỗ trợ sức khỏe và duy trì tinh thần thoải mái. Với câu hỏi tới tháng uống trà sữa được không, câu trả lời là nên hạn chế, đồng thời ưu tiên các loại nước như nước ấm, trà gừng, sữa đậu nành hay nước ép củ dền để cơ thể khỏe mạnh hơn. Hãy lắng nghe cơ thể và chọn lựa thông minh để kỳ kinh nguyệt trở nên nhẹ nhàng hơn.