Trà là một trong những thức uống phổ biến và được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon cùng nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi đến kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em thắc mắc không biết tới tháng có nên uống trà không vì lo ngại trà có thể ảnh hưởng đến cơ thể hoặc làm tăng cảm giác khó chịu. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và cung cấp những lưu ý quan trọng khi sử dụng trà trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tới tháng có nên uống trà không?
“Tới tháng có nên uống trà không?” là câu hỏi phổ biến của nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong giai đoạn kinh nguyệt, cơ thể có nhiều biến đổi sinh lý và nội tiết, khiến nhu cầu chăm sóc sức khỏe trở nên đặc biệt quan trọng.

Trà – đặc biệt là trà xanh – được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc sử dụng trong thời điểm này cần có sự cân nhắc phù hợp.
Lợi ích tiềm năng của trà trong kỳ kinh nguyệt
Trà xanh chứa nhiều hợp chất sinh học như catechin (đặc biệt là EGCG), L-theanine, vitamin nhóm B và khoáng chất như kali, canxi, có thể mang lại một số lợi ích trong thời kỳ kinh nguyệt:
- Giảm stress, cải thiện tâm trạng: L-theanine, một axit amin đặc trưng trong trà xanh, đã được chứng minh giúp tăng sản xuất dopamine và serotonin – các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều hòa cảm xúc, đặc biệt hữu ích với những phụ nữ bị thay đổi tâm trạng trong kỳ kinh.
- Hỗ trợ giảm đau nhẹ: Catechin có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm nhẹ đau bụng kinh thông qua việc ức chế tổng hợp prostaglandin – chất trung gian gây co thắt tử cung.
- Tăng cường chống oxy hóa: Giai đoạn hành kinh là lúc cơ thể có thể bị stress oxy hóa nhẹ. Việc bổ sung các chất chống oxy hóa từ trà có thể góp phần bảo vệ tế bào.
Tuy nhiên, để trả lời một cách toàn diện câu hỏi “Tới tháng có nên uống trà không?”, cần xem xét cả những tác động bất lợi nếu sử dụng không hợp lý.
Tác động bất lợi nếu sử dụng không hợp lý
Dù có nhiều lợi ích, việc uống trà trong thời kỳ kinh nguyệt cũng tiềm ẩn một số rủi ro nếu sử dụng quá mức hoặc không đúng thời điểm:
- Giảm hấp thu sắt: Catechin và tannin trong trà có thể liên kết với sắt không heme trong thực phẩm, tạo phức không tan, làm giảm hấp thu qua ruột. Phụ nữ hành kinh mất khoảng 18–21 mg sắt mỗi chu kỳ; do đó, uống trà ngay sau bữa ăn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu tiềm ẩn.
- Tăng nguy cơ táo bón: Trà xanh chứa hàm lượng tannin cao, có thể làm giảm nhu động ruột. Kết hợp với tình trạng tăng progesterone nội sinh trong kỳ kinh – vốn đã làm chậm nhu động ruột – dễ gây táo bón, đầy hơi.
- Kích thích thần kinh: Các hoạt chất như caffeine, theophylline trong trà có thể gây mất ngủ, tăng nhịp tim, hồi hộp ở người nhạy cảm, từ đó làm trầm trọng thêm các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi thường gặp trong kỳ kinh.

Những thức uống nên dùng trong kỳ kinh
Rất nhiều chị em thắc mắc nên uống gì khi bị đau bụng kinh để giúp cơ thể dễ chịu hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Dưới đây là một số loại thức uống mà phái nữ có thể cân nhắc sử dụng để xoa dịu cơn đau và cải thiện sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt.
Nước ấm
Việc uống nước ấm trong kỳ kinh nguyệt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giữ ấm vùng bụng và làm dịu những cơn co thắt tử cung.
Thói quen này còn mang lại cảm giác thư giãn cho cơ thể. Khi cơn đau bụng kinh xuất hiện, chỉ cần uống một cốc nước ấm, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rõ rệt trong vòng 5–10 phút.
Nước ép cần tây
Cần tây là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin thiết yếu như A, D, E, K và nhóm B. Ngoài ra, nhờ hàm lượng magie phong phú, cần tây có khả năng hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Đây cũng là loại rau được đánh giá cao trong việc thanh lọc cơ thể tự nhiên, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, điều hòa hormone và nâng cao sức khỏe sinh sản ở nữ giới.

Sinh tố rau bina
Rau bina (cải bó xôi) chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt và vitamin A – những thành phần giúp ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ làm dịu cơn đau bụng trong kỳ kinh. Bạn có thể biến món sinh tố rau bina thêm hấp dẫn bằng cách xay cùng chuối, dứa hoặc nước dừa.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là thức uống lý tưởng để xoa dịu những cơn đau do kinh nguyệt. Với hương thơm nhẹ nhàng và đặc tính an thần, loại trà này giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, đồng thời hỗ trợ kháng viêm và giảm đầy hơi. Thành phần glycine trong trà còn giúp giãn cơ tử cung và giảm tần suất co thắt, từ đó làm dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Nước ép củ cải đường
Củ cải đường là nguyên liệu lý tưởng để chế biến thành nước ép giàu dinh dưỡng, với hàm lượng cao beta-carotene, vitamin và các chất chống oxy hóa. Nhờ những thành phần này, nước củ cải đường giúp cải thiện lưu lượng máu, giảm mệt mỏi và hỗ trợ giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
Socola đen nóng
Socola đen chứa từ 70% cacao trở lên cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như magie, kali, sắt và các chất chống oxy hóa – tất cả đều có vai trò cân bằng nội tiết và làm dịu các cơn đau bụng kinh. Phái đẹp có thể pha bột cacao nguyên chất hoặc socola đen với sữa và chút mật ong để thưởng thức vào những ngày "rụng dâu".
Nước ép thơm (dứa)
Dứa là loại trái cây giàu vitamin B, C và khoáng chất như magie – không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng. Nước ép dứa cũng được đánh giá là thức uống hỗ trợ giảm đau bụng kinh nhờ khả năng chống viêm tự nhiên.
Những loại đồ uống nên tránh khi bị đau bụng kinh
Ngoài việc tìm hiểu đau bụng kinh nên uống gì, các chị em cũng cần lưu ý tránh một số loại nước uống có thể khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn trong những ngày hành kinh:
Nước ngọt có gas
Việc tiêu thụ nước ngọt có ga trong kỳ kinh nguyệt dễ gây đầy hơi, chướng bụng, làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy nhược, đặc biệt là khi cơn đau bụng diễn ra dữ dội.
Đồ uống chứa caffeine
Caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng dưới, tức ngực và đau vùng chậu. Không những vậy, loại chất kích thích này còn dễ khiến huyết áp tăng cao, tim đập nhanh và làm cho chị em cảm thấy bồn chồn, lo âu hơn bình thường.

Rượu, bia
Các loại đồ uống có cồn gây tác động tiêu cực đến hormone sinh sản, có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng và khiến cơn co thắt tử cung trở nên mạnh hơn, dẫn đến đau bụng kinh dữ dội. Uống rượu bia thường xuyên còn có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và thúc đẩy quá trình mãn kinh sớm.
Nước lạnh
Dù mang lại cảm giác mát mẻ tức thì, nhưng nước lạnh lại ảnh hưởng không tốt đến lưu thông máu trong kỳ kinh. Việc uống nước lạnh có thể làm máu kinh bị ứ trệ, tử cung co bóp mạnh hơn gây đau nhiều hơn. Vì vậy, trong những ngày "rụng dâu", chị em nên hạn chế tối đa việc dùng nước đá hay nước uống lạnh.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các loại trà đối với cơ thể trong kỳ kinh nguyệt. Tùy vào từng loại trà và cơ địa mỗi người, việc uống trà có thể mang lại lợi ích hoặc gây ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, nếu bạn còn băn khoăn tới tháng có nên uống trà không, hãy lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn loại trà phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giúp tinh thần thoải mái hơn trong những ngày nhạy cảm.