icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Tới tháng bụng có to không​? Bụng to do tới tháng có đáng lo ngại?

Kim Toàn04/07/2025

Nhiều phụ nữ nhận thấy bụng mình to lên khi bước vào kỳ kinh nguyệt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự thay đổi này. Tới tháng bụng có to không? Đây là câu hỏi phổ biến và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá rõ hơn hiện tượng này có đáng lo ngại không, nguyên nhân do đâu và cách cải thiện như thế nào cho hiệu quả.

Nhiều bạn gái thường gặp tình trạng bụng phình to khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Không ít người băn khoăn tới tháng bụng có to không, vì sao lại xảy ra hiện tượng này và liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không. Hãy cùng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu nguyên nhân khiến bụng to lên trong kỳ kinh qua nội dung sau đây.

Tới tháng bụng có to không​?

Nhiều bạn nữ thường thắc mắc tới tháng bụng có to không​? Nguyên nhân do đâu mà đến tháng bụng lại to? Dưới đây là một số lý do phổ biến:

Sự co bóp của tử cung

Trước và trong kỳ hành kinh, tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài. Các cơn co bóp này có biên độ và tần suất lớn, dễ gây ra tình trạng đau bụng và khiến vùng bụng dưới căng tức, phình to hơn bình thường.

Tới tháng bụng có to không​? 1
Tới tháng bụng có to không? Có thể do sự co bóp của tử cung

Thay đổi nội tiết tố

Khi gần đến kỳ kinh, hormone estrogen và progesterone tăng cao, khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Dù ăn uống không thay đổi, bạn vẫn có cảm giác đầy bụng. Khi kỳ kinh bắt đầu, hai hormone này giảm nhanh, cơ thể tiếp tục giữ nước và muối, làm tế bào trữ nước và phình to, gây cảm giác bụng to và nặng nề – hiện tượng này thường giảm dần sau vài ngày hành kinh.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Tử cung co thắt mạnh trong kỳ kinh nguyệt có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời, thay đổi hormone còn gây ảnh hưởng đến nhu động ruột và dạ dày, khiến thức ăn bị ứ đọng, sinh khí, gây đầy hơi và khiến bụng trở nên to hơn. Một số bạn nữ còn gặp phải các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc trào ngược dạ dày trong những ngày này.

Thiếu hụt magie

Magie đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước trong cơ thể. Khi mức magie giảm trong những ngày trước kỳ kinh, cơ thể dễ bị mất nước và gây cảm giác thèm đồ ngọt. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và làm bụng phình to hơn.

Hiện tượng bụng to khi đến tháng là điều bình thường và sẽ dần biến mất khi kỳ kinh kết thúc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm đau bụng dữ dội, tiêu hóa rối loạn kéo dài hoặc chướng bụng quá mức, bạn nên đi khám để kiểm tra các vấn đề phụ khoa hoặc tiêu hóa kịp thời.

Tới tháng bụng to có đáng lo ngại?

Bên cạnh thắc mắc “Tới tháng bụng có to không?”, nhiều chị em còn lo lắng liệu hiện tượng bụng phình to trong kỳ kinh nguyệt có phải là dấu hiệu đáng ngại.

Vào những ngày "rụng dâu", nhiều chị em nhận thấy vùng bụng có phần to hơn bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Khi nội tiết tố biến động, cơ thể có xu hướng giữ lại nhiều muối và nước, dẫn đến cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Tình trạng bụng to khi đến kỳ kinh là phản ứng sinh lý tự nhiên của phái nữ và thường sẽ tự cải thiện sau khi chu kỳ kết thúc. Đây không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nên chị em không cần quá lo lắng hay tìm kiếm phương pháp điều trị y tế.

Tới tháng bụng có to không​? 2
Tới tháng bụng to có đáng lo? Đây là hiện tượng sinh ký bình thường

Làm sao để giảm cảm giác khó chịu do bụng to khi đến kỳ kinh nguyệt?

Việc bụng phình to trong kỳ kinh nguyệt là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể và thường sẽ tự hết sau khi chu kỳ kết thúc. Vì vậy, chị em không cần quá lo lắng hay tìm đến các biện pháp điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu vì tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau để cảm thấy dễ chịu hơn:

Hạn chế muối trong bữa ăn

Trong kỳ kinh, việc ăn quá mặn khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn, dẫn đến cảm giác đầy hơi và chướng bụng. Do đó, chị em nên giảm lượng muối trong thực đơn hằng ngày để tránh tình trạng tích nước gây bụng phình.

Tới tháng bụng có to không​? 3
Hạn chế muối trong các bữa ăn để tránh trình trạng tích nước

Tránh thực phẩm dễ sinh khí

Một số loại thực phẩm khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm và dễ sinh hơi như thịt đỏ, đồ ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, bắp cải, đậu lăng, súp lơ,... Những loại thức ăn này góp phần gây chướng bụng trong những ngày "rụng dâu", vì vậy nên hạn chế tối đa để tránh cảm giác khó chịu.

Giảm tiêu thụ tinh bột

Các thực phẩm giàu tinh bột như khoai, gạo trắng, ngô, bột mì... không chỉ giữ nước mà còn làm tăng lượng natri trong cơ thể, từ đó gây giữ nước và khiến bụng bị căng tức. Việc cắt giảm lượng tinh bột trong kỳ kinh có thể giúp cơ thể nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất đều đặn, khoảng 150 phút mỗi tuần (tránh tập ngay trước giờ ngủ), có thể giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru và cải thiện tuần hoàn máu. Điều này góp phần làm giảm tình trạng chướng bụng và giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn trong kỳ kinh.

Tới tháng bụng có to không​? 4
Tập thể dục nhẹ nhàng, cải thiện tuần hoàn máu trong kỳ kinh

Bổ sung thực phẩm giàu kali

Kali giúp cơ thể đào thải nước hiệu quả hơn, từ đó giảm tích nước và cảm giác nặng bụng. Một số thực phẩm giàu kali tốt cho những ngày “đèn đỏ” gồm: Chuối, dưa hấu, cà chua, măng tây,...

Tóm lại, để đối phó với tình trạng bụng to khi có kinh, bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý, cơ thể sẽ tự cân bằng và trở nên dễ chịu hơn trong suốt chu kỳ.

Chườm ấm

Áp dụng nhiệt ấm lên vùng bụng dưới là một cách hiệu quả giúp giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ ấm giúp làm giãn các cơ, hỗ trợ tử cung co bóp nhịp nhàng hơn. Bạn có thể sử dụng túi chườm, khăn ấm hoặc chai nước ấm để chườm lên bụng dưới nhằm xoa dịu cơn khó chịu.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tới tháng bụng có to không và hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đồng thời biết cách làm dịu cảm giác khó chịu trong kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu sau khi kết thúc kỳ kinh mà bụng vẫn tiếp tục chướng và phình to kéo dài, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám, nhằm phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN