icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Thủy đậu lây qua đường nào? Biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả

Kim Toàn30/03/2025

Hiện nay, dù tỷ lệ mắc thủy đậu không cao, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Để chủ động phòng tránh, bạn cần hiểu rõ thủy đậu lây qua đường nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin quan trọng về vấn đề này.

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và có nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy, mỗi người cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này, bao gồm thủy đậu lây qua đường nào, để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu lây qua đường nào? Đây là một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Theo các chuyên gia, virus Varicella-Zoster – tác nhân gây bệnh thủy đậu – có thể lây truyền chủ yếu qua bốn con đường sau:

Lây qua đường hô hấp

Virus Varicella-Zoster tồn tại trong các giọt bắn nhỏ li ti từ dịch tiết mũi họng của người bệnh. Khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện, virus có thể phát tán vào không khí. Nếu người khỏe mạnh hít phải những giọt bắn này, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Đây cũng là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh thủy đậu.

thuy-dau-lay-qua-duong-nao-bien-phap-phong-benh-thuy-dau-hieu-qua (1).png

Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc xin có thể nhiễm bệnh nếu chạm trực tiếp vào vùng da có mụn nước của người bệnh. Ngoài ra, tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn bị vỡ cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Không chỉ lây từ người sang người, thủy đậu còn có thể truyền qua các vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, chăn gối, đồ chơi… Nếu những đồ dùng này có chứa dịch từ mụn nước, người khỏe mạnh vô tình chạm phải và sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể truyền virus sang thai nhi thông qua nhau thai. Ngoài ra, nếu mẹ bị thủy đậu trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sau sinh, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc gần.

Việc hiểu rõ các con đường lây truyền sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và lây lan trong cộng đồng.

Thủy đậu lây qua đường nào? Biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả

Giai đoạn lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Theo các nghiên cứu dịch tễ, bệnh thủy đậu có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh nhất từ tháng 3 đến tháng 5. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 14 đến 21 ngày, phổ biến nhất là khoảng 14-16 ngày. Sau đó, bệnh sẽ bước vào giai đoạn khởi phát và kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Một số quan điểm cho rằng trong thời gian ủ bệnh, virus chưa có khả năng lây lan. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, vì ngay từ khi bệnh chưa bộc phát rõ ràng, virus Varicella-Zoster đã có thể truyền từ người bệnh sang người khác.

Trong giai đoạn bùng phát bệnh, khi các nốt mụn nước lan rộng trên cơ thể, nguy cơ lây nhiễm đạt mức cao nhất. Sau đó, khả năng lây lan giảm dần nhưng vẫn tồn tại nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách.

Thời gian lây nhiễm ở người chưa tiêm vắc xin

Người chưa được tiêm chủng khi mắc bệnh thủy đậu có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban xuất hiện.

Thời gian lây nhiễm ở người đã tiêm vắc xin

Những người đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh vẫn có thể lây nhiễm cho đến khi không còn xuất hiện tổn thương mới trên da (các mụn nước đã đóng vảy).

Việc hiểu rõ các giai đoạn lây nhiễm của bệnh thủy đậu giúp nâng cao ý thức phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Hướng dẫn phòng tránh lây nhiễm thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp can thiệp chủ yếu nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, cải thiện triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian hồi phục.

Tiêm vắc xin thủy đậu

Theo khuyến cáo từ các tổ chức y tế uy tín trên thế giới, tiêm vắc xin thủy đậu là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh và ngăn ngừa lây lan. Thống kê từ CDC cho thấy, trên 88-98% người đã tiêm đủ liều vắc xin thủy đậu sẽ được bảo vệ trước bệnh thủy đậu. Nếu vẫn mắc bệnh, triệu chứng thường nhẹ hơn và ít nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

thuy-dau-lay-qua-duong-nao-bien-phap-phong-benh-thuy-dau-hieu-qua (3).png

Ngoài tiêm phòng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế Việt Nam cũng khuyến nghị thực hiện các biện pháp sau để hạn chế lây nhiễm thủy đậu trong cộng đồng:

Ngăn ngừa lây nhiễm từ người bệnh

Người mắc thủy đậu nên tạm dừng công việc, học tập trong khoảng 7-10 ngày và cách ly tại không gian riêng, thoáng mát để hạn chế lây lan. Tránh đến nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với thành viên trong gia đình cho đến khi khỏi hẳn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ nghỉ hợp lý, tránh vận động mạnh, giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người bệnh

Những người chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần chú ý đeo khẩu trang, găng tay y tế khi tiếp xúc, đặc biệt khi bôi thuốc lên vùng da tổn thương hoặc các mụn nước có nguy cơ vỡ. Sau khi chăm sóc, cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt trong giai đoạn bệnh có khả năng lây lan mạnh nhất.

Tiêm phòng thủy đậu ở đâu uy tín?

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Với hệ thống cơ sở tiêm chủng hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nguồn vắc xin chất lượng cao, Long Châu cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, tiện lợi và đảm bảo hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho khách hàng.

Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, khách hàng có thể lựa chọn vắc xin Varilrix (Bỉ) và vắc xin Varivax (Mỹ), một trong những loại vắc xin phòng thủy đậu được sử dụng phổ biến và được khuyến nghị trong lịch tiêm chủng. Việc chủ động tiêm vắc xin theo đúng lịch không chỉ giúp phòng ngừa thủy đậu mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh zona về sau.

Với quy trình tiêm chủng được thực hiện theo tiêu chuẩn y tế nghiêm ngặt, khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ trước và sau khi tiêm, theo dõi sức khỏe cẩn thận để đảm bảo an toàn tối đa. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm phòng thủy đậu uy tín, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu chính là lựa chọn đáng tin cậy để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

thuy-dau-lay-qua-duong-nao-bien-phap-phong-benh-thuy-dau-hieu-qua (4).png

Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Bài viết trên của Long Châu nhằm cung cấp thông tin về thủy đậu lây qua đường nào, giúp mọi người hiểu rõ và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Long Châu hy vọng bạn sẽ luôn chăm sóc sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trước mọi bệnh tật.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_00730_d20593165f

1.030.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Hoa Kỳ
DSC_04410_43bc7346be

1.030.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN