Phế quản là gì? Viêm phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân bệnh do đâu và cách phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin quan trọng có liên quan tới bệnh viêm phế quản giúp giải đáp các thắc mắc này, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Tìm hiểu về phế quản
Phế quản chính là một cơ quan của hệ hô hấp, có chức năng dẫn khí từ khí quản vào phổi. Nói một cách dễ hiểu hơn, chúng là những ống dẫn khí phân nhánh từ khí quản thành hai nhánh chính gồm phế quản trái và phế quản phải, sau đó tiếp tục chia nhỏ thành các tiểu phế quản và đi đến phế nang, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Phế quản được lót bởi lớp niêm mạc và có cấu trúc giúp làm ấm, làm ẩm không khí cũng như lọc bụi bẩn trước khi vào phổi.
Mặc dù đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên, cơ quan này lại rất dễ bị tổn thương. Các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn,... có thể xâm nhập và gây ra các tình trạng bệnh như hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản,... Trong đó, phổ biến nhất là viêm phế quản. Vậy, viêm phế quản là căn bệnh như thế nào?
/viem_phe_quan_va_nhung_thong_tin_ban_khong_nen_bo_qua_1_1854812f6c.png)
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị sưng và viêm, biểu hiện thường thấy nhất là ho có đờm. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp hoặc mãn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do nhiệt độ lạnh không phù hợp hoặc do tiếp xúc môi trường, hít phải khói bụi hay các chất gây kích thích phế quản. Bên cạnh đó, ở tình trạng bệnh cấp tính, virus cũng là nguyên nhân gây bệnh thường gặp.
/viem_phe_quan_va_nhung_thong_tin_ban_khong_nen_bo_qua_1_738cb14743.png)
Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường là do nhiễm virus, bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần mà không để lại bất kỳ biến chứng đáng lo ngại nào. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như ho, sốt nhẹ, đau họng, nghẹt mũi, đau tức ngực và khó thở nhẹ. Trong một số trường hợp, bệnh có thể kèm theo đau cơ, mệt mỏi do phản ứng viêm của cơ thể.
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là một dạng nghiêm trọng hơn của bệnh, có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc tái phát liên tục. Đây là một trong những biểu hiện chính của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những người mắc viêm phế quản mãn tính thường bị ho dai dẳng, có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng mỗi năm và lặp lại trong ít nhất 2 năm liên tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu của viêm phế quản mãn tính là do tiếp xúc lâu với các chất gây kích ứng như khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, ô nhiễm không khí và các hóa chất độc hại. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với những người không hút. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy giảm, đã mắc các bệnh lý hô hấp khác hoặc có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn cũng dễ mắc bệnh.
Để điều trị viêm phế quản mãn tính, người bệnh sẽ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị lâu dài, việc thay đổi lối sống, sử dụng thuốc phế quản, thuốc kháng viêm và liệu pháp oxy đối với những trường hợp nặng là vô cùng cần thiết. Ngừng hút thuốc, hình thành lối sống lành mạnh và tránh xa các tác nhân gây kích thích là những yếu tố quan trọng giúp người bệnh kiểm soát bệnh hiệu quả.
/viem_phe_quan_va_nhung_thong_tin_ban_khong_nen_bo_qua_2_c98cf8fc7d.png)
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng viêm phế quản. Cụ thể:
Viêm phế quản cấp tính
Tình trạng viêm phế quản cấp tính thường khởi phát sau đợt viêm đường hô hấp do nhiễm virus, chẳng hạn như bị cúm mùa, cảm lạnh, virus hợp bào hô hấp RSV hoặc virus Covid-19. Nhiễm trùng do vi khuẩn trong một số ít các trường hợp cũng có thể gây ra tình trạng này.
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính thường xảy ra đồng thời với hen suyễn và khí phế thũng ở những người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Một số các trường hợp phổ biến thường gặp gồm:
- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác;
- Tuổi tác cao;
- Tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm;
- Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về đường hô hấp như xơ nang, hen suyễn, ứ trệ phế quản;
- Người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản.
/viem_phe_quan_va_nhung_thong_tin_ban_khong_nen_bo_qua_3_a0b47c800d.png)
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản
Khi mắc bệnh viêm phế quản, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
- Có cảm giác tắc nghẽn vùng ngực;
- Ho khạc ra đờm trong suốt hoặc đờm cũng có thể có màu trắng, xanh lá cây, vàng.
- Hụt hơi;
- Có tiếng khò khè hoặc phát ra tiếng như huýt sáo mỗi khi thở.
Ở những người mắc bệnh viêm phế quản cấp tính, cơ thể còn xuất hiện cảm giác đau nhức và ớn lạnh. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng,... Sau khi bệnh đã khỏi, các triệu chứng cấp tính của bệnh đã biến mất thì tình trạng ho vẫn có thể kéo dài thêm vài tuần. Tuy nhiên ở giai đoạn này, ống phế quản đã dần phục hồi, các triệu chứng sưng tấy đã được cải thiện một cách rõ rệt.
Mặt khác, bạn sẽ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu như:
- Ho kéo dài hơn 3 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Khó ngủ, mất ngủ;
- Sốt cao hơn 38 độ C;
- Ho có đờm nhầy và lẫn máu;
- Khó thở, thường xuyên tức ngực.
Các bác sĩ sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, sau đó sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết khác như chụp X-quang phổi, đo phế dung, xét nghiệm đờm, máu,... để chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh một cách chính xác, phù hợp với thể trạng người bệnh.
/viem_phe_quan_va_nhung_thong_tin_ban_khong_nen_bo_qua_4_6484865137.png)
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản, mỗi người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay hoặc vừa mới tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh. Đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi đông người hay môi trường ô nhiễm.
- Bảo vệ đường hô hấp bằng cách giữ ấm cơ thể. Tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá hay các loại hóa chất độc hại. Có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang bị viêm đường hô hấp, bị cảm cúm. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, hãy vệ sinh đồ dùng cá nhân cũng như không gian sống một cách thường xuyên.
- Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các thực phẩm giàu vitamin A, C E,... Uống đủ nước, có thể uống thêm các loại trà ấm để làm dịu cổ họng. Luyện tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc để nâng cao hệ miễn dịch.
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do virus gây ra hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu, vắc xin phòng bệnh do Hib, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu để phòng ngừa biến chứng viêm phổi, viêm phế quản.
Nếu còn chưa biết nên tiêm vắc xin ở đâu an toàn, vắc xin phát huy hiệu quả phòng bệnh một cách tối ưu, bạn đọc có thể tham khảo và đặt lịch tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Trung tâm cam kết sẽ đem đến trải nghiệm tiêm chủng chuyên nghiệp, nhanh chóng, ít đau và an toàn tuyệt đối cho mỗi gia đình Việt Nam.
/viem_phe_quan_va_nhung_thong_tin_ban_khong_nen_bo_qua_5_ec99cfebb8.png)
Như vậy, viêm phế quản là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ. Hãy đặt lịch tiêm càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người thân yêu trong gia đình.