icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Những điều cần biết về virus quai bị và cách phòng ngừa bệnh

Nguyễn Thị Tuyết Ly27/02/2025

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus quai bị gây ra. Khi mắc phải, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sưng đau hàm, sốt, mệt mỏi, chán ăn và nhức đầu. Bệnh quai bị là một bệnh thường gặp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, vì vậy tiêm vắc xin để bảo vệ chính mình là điều cần thiết. Hầu hết những người bệnh quai bị có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

Virus quai bị gây bệnh quai bị ở cả nam và nữ, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây Trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về virus quai bị và cách phòng ngừa bệnh quai bị.

Virus quai bị là gì?

Virus quai bị thuộc nhóm virus được gọi là paramyxovirus. Khi mắc phải chúng, bệnh sẽ không biểu hiện lập tức. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 4 tuần kể từ sau khi tiếp xúc với virus. 

virus-quai-bi 2.png

Dấu hiệu phổ biến của bệnh quai bị là sưng đau hàm, sốt, mệt mỏi, chán ăn và nhức đầu. Nguyên nhân là do tuyến nước bọt dưới một hoặc cả hai bên mang tai bị viêm. Các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện vài ngày trước khi tình trạng sưng đau hàm xảy ra.

Một số người dù đã được tiêm vắc xin phòng ngừa virus quai bị vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng thường sẽ nhẹ hơn và ít xuất hiện biến chứng hơn.

Con đường lây nhiễm của virus quai bị

Khi một người mắc bệnh quai bị, virus quai bị sẽ xuất hiện ở trong nước bọt của họ. Ho hoặc hắt hơi có thể giải phóng những giọt bắn li ti mang theo virus bay vào không khí.

Bạn có thể nhiễm virus quai bị khi hít phải những giọt bắn này. Hoặc bằng cách chạm vào bề mặt vật dụng (nơi các giọt bắn đã rơi xuống) và sau đó chạm vào mặt của mình. Bạn cũng có thể nhiễm virus từ tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như hôn hoặc uống cùng chai nước.

virus-quai-bi 3.png

Triệu chứng khi mắc phải virus quai bị

Các triệu chứng ban đầu có thể tương tự như bệnh cúm, bao gồm:

  • Sốt;
  • Nhức đầu;
  • Đau mỏi cơ;
  • Chán ăn;
  • Mệt mỏi.

Viêm tuyến nước bọt thường bắt đầu trong vòng một vài ngày. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sưng một hoặc cả hai bên mặt;
  • Đau hoặc nhạy cảm quanh vùng sưng;
  • Sưng các tuyến dưới hàm (ít gặp hơn).
virus-quai-bi 4.png

Những biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh quai bị

Những người chưa từng được tiêm vắc xin quai bị có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh hơn. Chúng có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu viêm tuyến nước bọt. 

Biến chứng xảy ra khi virus xâm nhập vào các mô khác trong cơ thể. Các biến chứng bao gồm: 

  • Sưng tinh hoàn: Còn gọi là viêm tinh hoàn (orchitis), gây đau dữ dội. Nó thường gặp hơn khi mắc bệnh sau tuổi dậy thì. Tình trạng sưng tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và giảm khả năng sinh sản.
  • Viêm buồng trứng: Biến chứng này gây đau, buồn nôn, nôn và sốt. Nó thường xảy ra hơn sau tuổi dậy thì nhưng thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Viêm não: Viêm não (encephalitis) có thể gây tổn thương mô não. Biến chứng này có thể dẫn đến thay đổi ý thức, co giật và mất kiểm soát cơ.
  • Viêm màng não: Viêm màng não (meningitis) là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống. Nó có thể gây đau đầu, sốt và cứng cổ. Viêm màng não do quai bị hiếm khi gây ra các vấn đề lâu dài.
  • Mất thính lực: Biến chứng này có thể xảy ra đột ngột hoặc tiến triển tăng dần. Thính lực thường phục hồi sau khi khỏi bệnh.
  • Viêm tụy: Virus quai bị có thể gây viêm tụy (pancreatitis), do tình trạng viêm. Triệu chứng có thể bao gồm đau hoặc căng tức vùng bụng, buồn nôn, nôn và sốt.
  • Sảy thai: Nhiễm phải virus quai bị trong 12 tuần đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Hầu hết những người đã tiêm vắc xin phòng quai bị đầy đủ đều được bảo vệ khỏi nhiễm bệnh. Những người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Ở một số người, khả năng bảo vệ của vắc xin có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những người đã tiêm vắc xin đầy đủ mà vẫn mắc bệnh quai bị, họ thường có triệu chứng nhẹ hơn và ít gặp biến chứng hơn. 

Vắc xin phòng quai bị là một phần trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Thông thường, vắc xin này được tiêm dưới dạng vắc xin phối hợp sởi – quai bị – Rubella (MMR). Lịch tiêm bao gồm: 

  • Mũi đầu tiên: Tiêm khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.
  • Mũi thứ hai: Tiêm khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi, trước khi vào học.
virus-quai-bi 5.png

Những ai cần tiêm vắc xin MMR?

Nếu bạn chưa tiêm đủ hai liều hoặc không chắc chắn về tình trạng tiêm chủng của mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể cần tiêm hai liều vắc xin hoặc một mũi nhắc lại, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc đang ở trong vùng dịch tễ của virus quai bị. Những đối tượng cần kiểm tra tình trạng tiêm chủng hoặc tiêm bổ sung bao gồm: 

  • Sinh viên đại học;
  • Quân nhân;
  • Người thường xuyên du lịch đến các quốc gia;
  • Nhân viên y tế.

Những ai không cần tiêm vắc xin MMR?

Nếu bạn không chắc mình đã tiêm phòng hay chưa, xét nghiệm máu có thể xác định xem bạn có kháng thể chống lại virus quai bị hay không. Nếu có kháng thể, hệ miễn dịch của bạn có thể chống lại virus mà không cần tiêm vắc xin. 

Những người sinh trước năm 1957 có khả năng cao đã từng tiếp xúc và có miễn dịch tự nhiên đối với virus quai bị. 

Vắc xin quai bị được sản xuất từ virus quai bị đã làm suy yếu nhưng vẫn có khả năng kích thích miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể xử lý virus này dễ dàng. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy yếu thường không được khuyến nghị tiêm loại vắc xin này, trừ khi lợi ích vượt trội hơn rủi ro. Ngoài ra, vắc xin này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. 

Tác dụng phụ của vắc xin MMR

Vắc xin MMR an toàn và hiệu quả, hầu hết mọi người không gặp tác dụng phụ khi tiêm. Nếu có, các tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm: 

  • Đau tại vị trí tiêm;
  • Sốt;
  • Nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm;
  • Sưng tuyến nước bọt.

Trong một số trường hợp hiếm, người tiêm có thể gặp các triệu chứng như đau và cứng khớp, co giật, giảm tiểu cầu tạm thời hoặc phát ban. 

nhung-dieu-can-biet-ve-virus-quai-bi-va-cach-phong-ngua-benh 5.jpg

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp. Những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau liều đầu tiên sẽ không được tiêm liều thứ hai. Ngoài ra, những người có tiền căn dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin cũng không nên tiêm vắc xin này.

Mong rằng qua bài viết này có thể cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích về virus quai bị.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hoa Kỳ
DSC_07237_9df6685235

425.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN