icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nguyên nhân nhiễm trùng máu​ là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Ngọc Vân21/05/2025

Nhiễm trùng máu là một tình trạng nguy hiểm, có thể tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào máu, gây ra phản ứng viêm toàn thân. Vậy nguyên nhân nhiễm trùng máu có thể là gì? Cách phòng ngừa như thế nào?

Nhiễm trùng máu là biến chứng nghiêm trọng của nhiều bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và suy đa cơ quan nếu không được xử trí kịp thời. Việc nhận biết sớm các nguyên nhân gây bệnh, những dấu hiệu cảnh báo ban đầu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Vậy nguyên nhân nhiễm trùng máu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết) là một phản ứng viêm toàn thân cấp tính, xảy ra khi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào máu, làm kích hoạt hàng loạt phản ứng miễn dịch quá mức, dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan. Đây là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm, có thể tiến triển nhanh chóng sang sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nhiễm trùng máu thường xuất phát từ ổ nhiễm khuẩn cục bộ không được kiểm soát, điển hình như:

  • Hô hấp: Viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, thường gặp ở người già, bệnh nhân nằm viện kéo dài.
  • Tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiểu, viêm bể thận do vi khuẩn gram âm như E. coli.
  • Da và mô mềm: Vết thương hở, loét tì đè, viêm mô tế bào, áp-xe da.
  • Ổ bụng: Viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, thủng tạng rỗng hoặc hậu phẫu vùng bụng.
  • Xâm lấn y tế: Catheter tĩnh mạch trung tâm, sonde tiểu lưu, máy thở, nội khí quản kéo dài.
Nguyên nhân nhiễm trùng máu​ là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa 1
Nguyên nhân nhiễm trùng máu thường bắt nguồn từ các ổ nhiễm vi khuẩn cục bộ

Tác nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:

  • Vi khuẩn Gram âm: E. coli, Klebsiella spp., Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu, tiêu hóa, viêm phổi.
  • Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Enterococcus spp., thường gây nhiễm trùng da, xương, khớp, và hậu phẫu.
  • Vi nấm: Chủ yếu là Candida spp., thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có catheter dài ngày.
  • Vi khuẩn kỵ khí: Như Bacteroides spp., Clostridium spp., gây nhiễm trùng ổ bụng, hoại tử mô mềm.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc nhiễm trùng máu gồm:

  • Người suy giảm miễn dịch: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, người mắc HIV/AIDS, ung thư, đang hóa trị, hoặc ghép tạng.
  • Bệnh lý nền: Đái tháo đường, xơ gan, suy thận mạn, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Can thiệp y tế: Phẫu thuật lớn, thủ thuật xâm lấn, chăm sóc y tế không đảm bảo vô khuẩn.
  • Sử dụng không đúng hoặc lạm dụng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển.
  • Chấn thương nặng, bỏng, tai nạn, vết thương hở không xử trí đúng cách.
Nguyên nhân nhiễm trùng máu​ là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa 2
Người có bệnh nền có nguy cơ mắc nhiễm trùng máu cao hơn người bình thường

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng máu

Triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng máu thường bao gồm:

  • Sốt cao liên tục hoặc sốt kéo dài, kèm theo ớn lạnh, run rẩy, mệt mỏi, đau mỏi cơ toàn thân và buồn nôn.
  • Triệu chứng tại ổ nhiễm khuẩn nguyên phát như ho đàm đục, khó thở (nhiễm trùng hô hấp), tiểu đau buốt, tiểu nhiều lần (nhiễm trùng tiết niệu), đau đầu, cổ cứng, rối loạn tri giác, hoặc tiêu lỏng kèm máu.
  • Phát ban trên da hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm tại các vị trí khác.
Nguyên nhân nhiễm trùng máu​ là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa 3
Một trong những dấu hiệu ban đầu của nhiễm khuẩn huyết là sốt cao kéo dài

Khi nhiễm trùng tiến triển nặng, bệnh nhân có thể biểu hiện:

  • Tim đập nhanh (nhịp tim > 90 lần/phút), mạch nhanh, tụt huyết áp, biểu hiện sốc.
  • Rối loạn thân nhiệt với sốt cao trên 38°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 36°C.
  • Khó thở, thở nhanh, thiếu oxy máu.
  • Rối loạn ý thức từ lú lẫn, mất phương hướng, hôn mê.

Sốc nhiễm trùng là giai đoạn nghiêm trọng của nhiễm trùng máu, khi rối loạn tuần hoàn và suy đa cơ quan xảy ra, bệnh nhân có thể đột ngột kiệt sức, mất ý thức, thậm chí ngừng tim nếu không được xử trí kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Do đó, phòng ngừa nhiễm trùng máu nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng do bệnh lý này gây ra. Để hạn chế các nguyên nhân nhiễm trùng máu, cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ban đầu: Xử lý nhanh và đúng cách các ổ nhiễm trùng tại da, phổi, đường tiết niệu, áp xe hoặc vết thương nhiễm trùng để ngăn ngừa lan rộng và tiến triển thành nhiễm trùng huyết.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng một lần nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,... từ đó có phương án điều trị và kiểm soát kịp thời.
  • Tiêm phòng vaccine: Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết phổ biến như phế cầu khuẩn, não mô cầu, Hib tại các cơ sở y tế uy tín.
Nguyên nhân nhiễm trùng máu​ là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa 4
Tiêm phòng vaccine là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu hiệu quả
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Rửa tay đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể, đồ dùng cá nhân và môi trường xung quanh để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Duy trì lối sống khoa học: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm thực phẩm, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý: Vận động đều đặn, ngủ đủ giấc, hạn chế stress giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, góp phần phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Hiểu rõ nguyên nhân nhiễm trùng máu, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch suy giảm, người mắc bệnh mạn tính hoặc có vết thương hở cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bất thường và nên thăm khám y tế ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm trùng. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Cuba
quimi_mib_64c493edef

Cần tư vấn từ bác sĩ

flag
Bỉ
DSC_04433_33e042486f

1.180.000đ

/ Liều

1.280.000đ

/ Liều
flag
Ireland
DSC_08048_0286c26a56

1.600.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

21.513.120đ

/ Gói

22.331.100đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN