Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng giai đoạn đang mang thai một cách tùy tiện. Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm không phù hợp, không chỉ sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng mà thai nhi trong bụng cũng có thể chịu tác động xấu. Nếu còn chưa biết rõ câu trả lời cho thắc mắc “Mẹ bầu ăn măng được không?” thì bạn đọc chớ vội bỏ qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu ăn măng được không?
Măng là loại thực phẩm quen thuộc không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia châu Á khác. Người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món ăn đặc biệt với hương vị thơm ngon. Không chỉ hấp dẫn, những món ăn này còn mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của hệ tiêu hóa. Vậy, mẹ bầu ăn măng được không?
Theo các chuyên gia, mẹ bầu hoàn toàn có thể thêm măng vào chế độ dinh dưỡng giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ, bao gồm cả măng tươi và măng khô nếu đảm bảo sử dụng đúng cách.
Nhìn chung, bầu có được ăn măng và nên ăn măng khi thai, tuy nhiên, chỉ nên ăn từ 1 đến tối đa 2 bữa măng một tuần, mỗi bữa chỉ nên ăn tối đa 200g. Việc ăn quá nhiều măng không những không đem lại những lợi ích tốt mà trái lại còn có thể khiến cho sức khỏe gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn. Ngoài ra, nếu đang bầu 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ nên hạn chế việc ăn măng một cách tối đa. Lý do là bởi đây là thời điểm rất nhạy cảm và quan trọng, cơ thể mẹ bầu lẫn thai nhi đều có nhiều thay đổi, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm khác giàu dinh dưỡng và an toàn hơn.

Lợi ích sức khỏe của măng đối với mẹ bầu
Nếu được chế biến và sử dụng đúng cách, măng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như:
Tăng cường sức đề kháng
Măng là loại thực phẩm sở hữu đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, vì vậy việc bổ sung măng vào thực đơn dinh dưỡng là một cách hiệu quả để nâng cao sức đề kháng cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, cơ thể mẹ bầu có khả năng phòng chống các bệnh thường gặp như cảm lạnh hay cảm cúm tốt hơn. Đặc biệt, ăn măng vào thời điểm giao mùa sẽ giúp phát huy tối đa những lợi ích này.

Cải thiện tình trạng táo bón
Tình trạng táo bón là vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Việc tăng cường rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết và măng, dù là măng tươi hay măng khô cũng sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Với hàm lượng chất xơ cao, măng không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn góp phần phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng chính là thực phẩm lý tưởng cho một chế độ ăn lành mạnh nhờ có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nhưng lại rất ít chất béo và calo. Khi ăn măng, các mẹ sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách tự nhiên, hiệu quả.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn măng?
Bên cạnh câu hỏi “Mẹ bầu ăn măng được không?”, thì cách ăn măng sao cho đúng, an toàn và mang lại lợi ích thực sự cũng là điều mà các mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp mẹ sử dụng măng một cách hợp lý trong thai kỳ:
- Ăn măng với lượng vừa phải: Dù chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng tiêu cực khi tiêu thụ quá nhiều măng trong thai kỳ, song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 đến 2 bữa măng mỗi tuần, với lượng khoảng 200g mỗi lần để đảm bảo an toàn. Không nên ăn măng một cách quá thường xuyên hoặc thay thế những loại thực phẩm khác.
- Chú ý đến glucozit trong măng: Măng tươi chứa glucozit, một hợp chất có thể chuyển hóa thành axit xyanhydric trong dạ dày, gây nguy cơ ngộ độc nếu ăn sống hoặc chế biến không đúng cách. Tuy nhiên, nếu măng được nấu chín kỹ, hàm lượng glucozit sẽ giảm đáng kể, phần lớn còn lại sẽ hòa tan trong nước luộc. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng nước luộc măng và đảm bảo măng được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
- Không nên ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ: Như đã đề cập qua ở phần trên, giai đoạn đầu thai kỳ là thời điểm cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Việc ăn măng trong thời gian này có thể gây đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sắt, một vi chất quan trọng trong thai kỳ.
- Tránh ăn măng nếu gặp vấn đề về tiêu hóa: Những mẹ bầu đang có tiền sử hoặc triệu chứng rối loạn tiêu hóa, dễ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,... thì nên hạn chế hoặc tránh ăn măng để không làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ bầu ăn măng được không? Câu trả lời là có, măng là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Với mẹ bầu, việc ăn măng ở mức độ hợp lý, được chế biến kỹ và đúng thời điểm không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng mà còn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa một số bệnh lý. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ và không dùng nước luộc măng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và bé.

Để có một hành trình làm mẹ thật khỏe mạnh và trọn vẹn, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ nữ nên chủ động tiêm đầy đủ các loại vắc xin quan trọng như vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, vắc xin phòng thủy đậu,... hoặc tham khảo và đăng ký tiêm Gói vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Đây là bước quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay để được tư vấn và lên lịch tiêm vắc xin phù hợp. Vì một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn ngay từ khi chưa bắt đầu!