Trong số các dạng lao ngoài phổi, lao màng não tuy không phổ biến nhưng lại được xếp vào nhóm nguy hiểm với nguy cơ tử vong có thể lên tới 20 - 50% có thể tử vong dù được điều trị phù hợp. Ngay cả khi được cứu sống, người bệnh vẫn có khả năng phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề về sau. Vậy lao màng não có lây không?
Bệnh lao màng não là gì?
Lao màng não là bệnh lao ngoài phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và trực tiếp tấn công vào não bộ.
Mặc dù không quá phổ biến, lao màng não lại rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sốt cao kéo dài, rối loạn giấc ngủ, đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa,… và có nguy cơ để lại những di chứng nặng nề về sau. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, từ trẻ em 1 - 5 tuổi đến người trưởng thành từ 20 - 50 tuổi, với tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn nữ giới. Vậy bệnh lao màng não có lây không?

Triệu chứng của bệnh lao màng não
Các dấu hiệu của lao màng não thay đổi theo giai đoạn tiến triển bệnh:
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng xuất hiện chậm, kéo dài vài tuần với những biểu hiện như sau:
- Cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, giảm cân, giấc ngủ không sâu.
- Thường sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối.
- Các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh như đau đầu, buồn nôn, khó ngủ xuất hiện nhẹ rồi tăng dần. Một số trường hợp có co giật cục bộ hoặc yếu liệt thoáng qua.
- Trẻ nhỏ có thể có biểu hiện lừ đừ, bỏ chơi, ăn kém.

Giai đoạn toàn phát
Những dấu hiệu trong giai đoạn này thường rõ ràng hơn nhưng do giai đoạn khởi phát ít đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót, dẫn đến phát hiện bệnh muộn. Triệu chứng phổ biến gồm:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài, thường vào chiều tối.
- Đau đầu âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, tăng khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếng ồn.
- Tăng co cứng cơ, bệnh nhân thường nằm co người lại.
- Buồn nôn và nôn mửa không liên quan đến ăn uống.
- Đau ở vùng bụng, cột sống, khớp và các chi.
- Rối loạn tiêu hóa, đại tiện hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.
- Nặng hơn có thể xuất hiện liệt dây thần kinh sọ và liệt chi, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng, thậm chí hôn mê.
Lao màng não có lây không?
Cùng giải đáp lao màng não có lây không? Lao màng não không lây trực tiếp từ người sang người. Đây là một thể lao ngoài phổi, xảy ra khi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis di chuyển từ các ổ lao khác (thường là phổi) theo đường máu lên màng não.
Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Nếu bệnh nhân chỉ bị lao màng não đơn thuần, thì không có khả năng phát tán vi khuẩn ra môi trường và không lây cho người khác qua hô hấp hay tiếp xúc thông thường.
- Nếu người bệnh đồng thời mắc lao phổi hoạt động, thì vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp thông qua ho, hắt hơi, khạc đờm.

Mức độ nguy hiểm của lao màng não
Vi khuẩn lao có khả năng gây ra các tổn thương nghiêm trọng đối với hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là não bộ và lớp màng bao quanh não. Khi các mạch máu cung cấp dưỡng chất cho não bị viêm và thu hẹp, một phần não có thể bị ảnh hưởng và tổn thương.
Trong trường hợp bệnh được chẩn đoán sớm và vi khuẩn chưa kháng lại thuốc, người bệnh có thể hết sốt sau khoảng 2 - 4 tuần. Các biểu hiện của hội chứng màng não có thể cải thiện sau 6 - 8 tuần và dịch não tủy sẽ trở lại trạng thái bình thường sau 2 - 4 tháng.
Tuy nhiên, nếu vi khuẩn lao kháng thuốc hoặc người bệnh điều trị muộn, bệnh có thể diễn tiến nặng nề. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Suy hô hấp;
- Sốt cao dai dẳng;
- Phù não;
- Rối loạn nhịp tim;
- Hôn mê sâu và có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài nguy cơ tử vong, lao màng não còn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Liệt nửa người hoặc liệt tứ chi, rối loạn nhận thức, co giật, suy giảm trí nhớ, mắt lé, mù lòa, rối loạn hormone và dinh dưỡng, mất thăng bằng,…
Chẩn đoán và điều trị lao màng não như thế nào?
Hiện nay, bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ còn áp dụng nhiều phương pháp cận lâm sàng để xác định bệnh lao màng não, bao gồm phân tích dịch não tủy, chụp CT và MRI não, chụp X-quang, xét nghiệm sinh hóa và kỹ thuật sinh học phân tử.
Về điều trị, phác đồ áp dụng cho lao màng não khá giống với cách điều trị viêm màng não thông thường, yêu cầu bệnh nhân phải hợp tác chặt chẽ trong suốt quá trình chữa trị. Giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc mạnh nhằm kiểm soát nhanh tình trạng bệnh, sau đó tiếp tục dùng thuốc trong thời gian dài để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.
Thời gian điều trị thường kéo dài từ 6 - 12 tháng, phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Khả năng hấp thụ thuốc của bệnh nhân.
- Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao.

Như vậy, bạn đã nắm được thông tin về lao màng não có lây không cũng như mức độ nguy hiểm của lao màng não. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Tiêm vắc xin phòng lao là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn lao gây ra, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch yếu. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp đa dạng các loại vắc xin chất lượng cao, được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế. Tại đây, khách hàng được khám sàng lọc miễn phí, tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và theo dõi sau tiêm trong môi trường an toàn, hiện đại. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1800 6928.