icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Lao hô hấp là bệnh gì? Những thông tin cần biết

Kim Tuyền09/06/2025

Lao hô hấp là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn lao gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi và có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường không khí. Lao hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của lao hô hấp và điều trị kịp thời đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng bệnh lao hô hấp từ nguyên nhân, triệu chứng đến phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu khám phá ngay trong bài viết “Lao hô hấp” bạn nhé!

Tổng quan về lao hô hấp

Tìm hiểu lao hô hấp là gì?

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm mạn tính, được chia thành hai nhóm chính là lao phổi (lao hô hấp) và lao ngoài phổi. Trong đó, lao hô hấp là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm khoảng 80–85% tổng số ca. Các thể lao ngoài phổi có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như màng não, màng phổi, xương khớp, bộ phận sinh dục hay màng bụng, nhưng ít gặp hơn.

Lao hô hấp do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, chủ yếu tấn công vào phổi và hệ hô hấp. Đây là thể lao dễ lây lan nhất, thường lây truyền qua các hạt dịch nhỏ chứa vi khuẩn phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc đờm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Lao hô hấp là bệnh gì? 1
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra lao hô hấp

Người khỏe mạnh khi tiếp xúc với vi khuẩn lao vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh, ngay cả trong thời gian tiếp xúc ngắn. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn cũng sẽ phát bệnh. Những người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ cao bị lao hô hấp và dễ dàng lây lan bệnh cho cộng đồng.

Triệu chứng bệnh của lao hô hấp

Ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn lao mới xâm nhập vào cơ thể và chưa tác động rõ rệt đến sức khỏe, người bệnh thường không có triệu chứng cụ thể nên rất dễ bỏ qua. Tuy nhiên, khi vi khuẩn phát triển mạnh và bắt đầu gây tổn thương ở phổi, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ rệt hơn. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là ho kéo dài trên 3 tuần, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh cũng thường xuyên khạc đờm do tổn thương ở phổi hoặc phế quản kích thích tiết dịch. 

Ho ra máu là biểu hiện đáng lo ngại của bệnh lao hô hấp, cho thấy phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc sốt kéo dài do phản ứng miễn dịch của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn lao. 

Ngoài ra, cảm giác đau tức ngực, đặc biệt khi ho hoặc hít sâu cũng là một triệu chứng của lao hô hấp. Kèm theo đó, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sút cân do ảnh hưởng toàn thân mà bệnh gây ra.

Lao hô hấp là bệnh gì? 2
Ho ra máu là biểu hiện đáng lo ngại của bệnh lao hô hấp

Chẩn đoán và điều trị lao hô hấp

Các phương pháp chẩn đoán lao hô hấp

Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử tiếp xúc với người bệnh lao và triệu chứng lâm sàng sau đó chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Nhuộm soi tìm trực khuẩn lao (AFB) trong mẫu đờm hoặc dịch hô hấp, đây là phương pháp nhanh, chi phí thấp tuy nhiên cần thực hiện ít nhất 2 lần để được kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm Xpert MTB/RIF giúp phát hiện vi khuẩn lao và kháng thuốc Rifampicin với độ chính xác cao giúp hỗ trợ lựa chọn điều trị phù hợp.
  • Nuôi cấy vi khuẩn lao cũng là phương pháp chính xác nhưng mất nhiều thời gian (3-4 tuần).
  • Kỹ thuật PCR cũng được sử dụng để phát hiện nhanh với độ nhạy cao hơn nhuộm soi.
  • Chụp X-quang ngực hỗ trợ phát hiện tổn thương lao nhưng không dùng để chẩn đoán đơn độc.
  • Nội soi phế quản giúp lấy mẫu xét nghiệm ở đường hô hấp dưới, trong khi sinh thiết chỉ thực hiện khi cần thiết.

Theo Bộ Y tế, chẩn đoán xác định khi có tổn thương nghi ngờ trên X-quang và ít nhất một trong các tiêu chuẩn như tìm thấy vi khuẩn lao trong xét nghiệm hoặc dựa trên triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X-quang và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa lao.

Lao hô hấp được phân loại dựa vào kết quả nhuộm AFB dương tính (ít nhất 1 mẫu) hoặc âm tính (ít nhất 2 mẫu). Với trường hợp âm tính AFB, chẩn đoán dựa vào nuôi cấy, Xpert MTB/RIF hoặc các yếu tố lâm sàng và hình ảnh X-quang.

Lao kháng thuốc được chẩn đoán và xử lý theo hướng dẫn riêng của Bộ Y tế.

Lao hô hấp là bệnh gì? 3
Bác sĩ có thể chỉ định nhiều xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Điều trị lao hô hấp như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc lao phổi có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Dù đã chữa khỏi, bệnh vẫn có thể để lại di chứng như suy hô hấp mạn tính, giãn phế quản, u nấm phổi hoặc tràn khí tái phát.

Hiện nay, lao hô hấp là một trong những bệnh lý được Bộ Y tế đặc biệt chú trọng. Căn bệnh này đã được đưa vào Chương trình phòng chống lao Quốc gia với các phác đồ điều trị cụ thể và thống nhất nhằm kiểm soát hiệu quả tình trạng lây lan trong cộng đồng. Điều trị lao phổi chủ yếu bằng thuốc kháng lao. Hầu hết các trường hợp đều có thể chữa khỏi nếu tuân thủ đúng phác đồ và dùng thuốc đầy đủ. Việc lựa chọn thuốc và thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ kháng thuốc.

Người bệnh cần lưu ý uống thuốc đúng liều, đủ thời gian, không tự ý ngừng thuốc dù triệu chứng đã giảm. Nếu điều trị không đúng phác đồ, vi khuẩn lao có thể kháng thuốc, dẫn đến lao đa kháng (MDR), khiến việc chữa trị về sau khó khăn và kéo dài hơn.

Phòng ngừa lây nhiễm lao hô hấp như thế nào?

Lao hô hấp, đặc biệt là lao phổi, là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao qua đường không khí, chủ yếu thông qua các giọt bắn chứa vi khuẩn lao khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Trong điều kiện sức đề kháng suy giảm, chỉ cần tiếp xúc với một lượng nhỏ vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) cũng có thể dẫn đến nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin BCG (Bacillus Calmette–Guérin) là biện pháp phòng ngừa lao được WHO và Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốt, lý tưởng là trong vòng 30 ngày đầu sau sinh. Vắc xin BCG có hiệu quả bảo vệ chủ yếu chống lại các thể lao nặng ở trẻ nhỏ, như lao màng não hoặc lao lan tỏa, chứ không bảo vệ tuyệt đối trước tất cả các thể lao.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện là một trong những đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin BCG an toàn, với quy trình chuẩn hóa và đội ngũ y tế chuyên nghiệp, giúp phụ huynh an tâm khi bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Lao hô hấp là bệnh gì? 4
Nên lựa chọn cơ ở uy tín để tiêm phòng lao

Bên cạnh tiêm chủng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung, bao gồm:

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người nghi mắc lao, nhất là trong không gian kín, ít thông khí.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước, bàn chải với người mắc bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh tụ khí và ẩm mốc.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao như người sống chung với bệnh nhân lao, người nhiễm HIV, bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch.

Ngoài ra, việc xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thể chất thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó giảm nguy cơ nhiễm lao.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về bệnh lao hô hấp. Chủ động phòng ngừa, trang bị kiến thức và duy trì sức khỏe tốt là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và góp phần hạn chế lây lan bệnh trong cộng đồng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
bcg1_176a7cc935

80.000đ

/ Lọ

/ Lọ

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN