icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không?

Ngọc Vân03/07/2025

Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ này, đặc biệt là những người mắc bệnh lý nghiêm trọng như lao phổi. Vậy người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và vinh dự của công dân Việt Nam, tuy nhiên, yếu tố sức khỏe luôn là tiêu chí quan trọng trong quá trình tuyển chọn. Trong đó, người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là những người đang trong hoặc sau quá trình điều trị. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cụ thể dựa trên quy định hiện hành để giúp bạn hiểu rõ hơn về trường hợp này.

Bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, chủ yếu tấn công vào nhu mô phổi. Đây là thể lao phổ biến nhất và cũng là nguồn lây chính trong cộng đồng. Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu trong không khí và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc nói chuyện.

Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không? 1
Bệnh lao phổi diễn biến âm thầm, khởi phát từ từ với các triệu chứng như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, sút cân và mệt mỏi

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua các giọt bắn nhỏ chứa vi khuẩn, Mycobacterium tuberculosis thường khu trú ở phổi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể lan theo đường máu hoặc bạch huyết đến các cơ quan khác như hạch bạch huyết, màng não, xương, thận, gây ra lao ngoài phổi.

Bệnh lao phổi diễn biến âm thầm, khởi phát từ từ với các triệu chứng như ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, sút cân, mệt mỏi và ra mồ hôi ban đêm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ, người bệnh không chỉ gặp biến chứng nặng mà còn có nguy cơ trở thành nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

Triệu chứng bệnh lao phổi

Lao phổi là một bệnh lý nhiễm trùng mạn tính ở đường hô hấp, đặc trưng bởi các triệu chứng tiến triển từ từ và kéo dài, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Triệu chứng điển hình và cũng là dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất của bệnh là ho kéo dài trên 2 tuần, có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu nếu tổn thương phổi nghiêm trọng.

Ngoài triệu chứng hô hấp, người bệnh còn gặp các biểu hiện toàn thân như:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm hiệu suất lao động.
  • Sụt cân nhanh, chán ăn và không có cảm giác thèm ăn.
  • Sốt nhẹ kéo dài, thường xuất hiện vào chiều tối, kèm theo hiện tượng ra mồ hôi trộm về đêm.
  • Đau ngực hoặc cảm giác tức ngực, khó thở, đặc biệt khi tổn thương phổi lan rộng.
Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không? 2
Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không?

Đối tượng có nguy cơ mắc lao phổi

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi bao gồm:

  • Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
  • Người mắc đái tháo đường, suy thận mạn tính, ung thư đang điều trị
  • Người dùng thuốc ức chế miễn dịch (điều trị viêm khớp dạng thấp, vảy nến, bệnh Crohn…)
  • Người ghép tạng đang sử dụng thuốc chống thải ghép
  • Người bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhỏ và người cao tuổi
  • Người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao đang hoạt động, đặc biệt là những người sống chung trong hộ gia đình hoặc làm việc cùng phòng kín.

Tầm soát định kỳ và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh lao đúng lịch là biện pháp hiệu quả để bảo vệ các nhóm nguy cơ cao khỏi bệnh lao phổi.

Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không?

Bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không? Theo quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, người mắc bệnh lao phổi có thể được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự tùy vào mức độ bệnh lý và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư nêu rõ phương pháp phân loại sức khỏe theo thang điểm từ 1 đến 6, trong đó:

  • Điểm 1-3: đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự
  • Điểm 4-6: không đủ điều kiện, được xếp vào diện tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự

Dựa vào Phụ lục I kèm theo Thông tư, bệnh lao phổi được phân loại với mức điểm dao động từ 4T đến 6 (tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, mức độ tổn thương phổi và đáp ứng điều trị). Điều này đồng nghĩa với việc người mắc lao phổi thường sẽ được xếp loại sức khỏe từ loại 4 trở xuống, tức là không đạt tiêu chuẩn sức khỏe để nhập ngũ.

Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không? 3
Quy định về bệnh lao phổi tại Thông tư 105/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe

Ngoài ra, vì lao phổi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có nguy cơ lây lan cao trong môi trường tập trung đông người như doanh trại quân đội, nên các trường hợp mắc bệnh này càng cần được xem xét kỹ về mặt y tế trước khi đưa ra quyết định nhập ngũ.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc "Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không?" là không vì người bị lao phổi không đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định. 

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lao phổi có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

Tràn khí và tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi xảy ra khi dịch viêm tích tụ trong khoang màng phổi, có thể có màu vàng chanh, hồng hoặc đỏ tùy theo mức độ viêm và tổn thương. Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí xâm nhập vào khoang màng phổi, làm phổi bị xẹp lại. Cả hai tình trạng này đều gây khó thở, đau tức ngực, và nếu không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong.

Ho ra máu

Vi khuẩn lao phá hủy nhu mô phổi và các mạch máu, dẫn đến chảy máu trong đường hô hấp. Người bệnh có thể ho ra máu lẫn đờm hoặc ho ra máu tươi. Trường hợp ho ra máu lượng nhiều có thể gây sốc mất máu và đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xơ hóa phổi

Đây là biến chứng mạn tính, xảy ra khi phổi bị tổn thương lâu ngày dẫn đến hình thành mô sẹo (xơ). Xơ phổi làm giảm đàn hồi và chức năng hô hấp, dẫn đến giảm khả năng trao đổi khí. Khi phổi bị xơ hóa lan rộng, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng suy hô hấp mạn tính và nguy cơ tử vong cao.

Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không? 4
Xơ phổi là biến chứng lao phổi làm giảm đàn hồi và chức năng hô hấp, dẫn đến giảm khả năng trao đổi khí

Tóm lại, câu hỏi "Người bị lao phổi có phải đi nghĩa vụ không?" đã được quy định rõ trong Thông tư 105/2023/TT-BQP. Theo đó, người mắc lao phổi thường được xếp loại sức khỏe từ loại 4 trở xuống, không đạt tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Do đó, người bệnh cần tuân thủ khám sức khỏe định kỳ và điều trị tích cực để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN