icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Chụp X- quang ngực là gì? Chỉ định, quy trình và rủi ro

Thu Thủy03/05/2025

Chụp X-quang ngực là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề liên quan đến tim, phổi và xương lồng ngực. Kỹ thuật này sử dụng tia X với liều lượng thấp, cho hình ảnh rõ nét, hỗ trợ đánh giá và theo dõi hiệu quả điều trị nhiều bệnh lý.

Trong lĩnh vực y học hiện đại, chụp X-quang ngực là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng rộng rãi để theo dõi nhiều bệnh lý liên quan đến cấu trúc xương lồng ngực, hệ hô hấp và tim mạch. Với khả năng cung cấp hình ảnh chi tiết cùng ưu điểm không gây đau và chi phí hợp lý, kỹ thuật này đã trở thành công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong thực hành lâm sàng.

Chụp X-quang ngực là gì?

Chụp X-quang ngực là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đã được ứng dụng phổ biến trong y học từ lâu. Kỹ thuật này sử dụng tia X để ghi lại hình ảnh chi tiết bên trong lồng ngực, giúp bác sĩ quan sát rõ các cơ quan như xương sườn, phổi, tim và các mô mềm trong khoang ngực. Qua đó, hỗ trợ phát hiện và theo dõi các bệnh lý liên quan đến tim mạch, hệ hô hấp hay các vấn đề về xương khớp một cách hiệu quả.

Chụp X- quang ngực là gì? Chỉ định, quy trình và rủi ro 1
Kỹ thuật chụp X-quang ngực có thể ghi lại hình ảnh chi tiết bên trong lồng ngực

Trong quá trình chụp, tia X sẽ đi xuyên qua cơ thể và được thu lại trên phim hoặc tấm cảm biến. Các cấu trúc trong cơ thể sẽ hấp thụ tia X ở mức độ khác nhau như mô đặc như xương sẽ hiện trên phim với màu trắng; mô mềm hấp thụ ít hơn nên hiển thị màu xám; các khối u thường có màu xám nhạt; còn phổi chứa khí nên thường hiện màu đen. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện nhanh, không gây đau và tương đối an toàn cho người bệnh.

Chụp X-quang ngực thường được bác sĩ chỉ định để kiểm tra các dấu hiệu bất thường trong lồng ngực. Đây cũng là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được sử dụng khi nghi ngờ bệnh lý liên quan đến tim hoặc phổi.

Kỹ thuật chụp X-quang ngực được chỉ định khi nào?

Bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang ngực nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho kéo dài không rõ nguyên nhân;
  • Ho ra máu;
  • Cảm giác khó thở hoặc thở hụt hơi;
  • Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài;
  • Gặp chấn thương kèm theo cơn đau dữ dội;
  • Có tiền sử bệnh tim và nghi ngờ xảy ra biến chứng;
  • Xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao, ung thư phổi hoặc những bệnh lý khác liên quan đến phổi và tim.
Chụp X- quang ngực là gì? Chỉ định, quy trình và rủi ro 3
Kỹ thuật chụp X-quang ngực được chỉ định khi xuất hiện triệu chứng ho không rõ nguyên nhân

Bên cạnh đó, chụp X-quang ngực cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp khám sức khỏe định kỳ hoặc chuẩn bị cho một số ca phẫu thuật nhằm đánh giá tổng quát tình trạng của lồng ngực trước khi can thiệp y khoa.

Quy trình chụp X-quang ngực

Khi người bệnh đã hoàn tất quá trình chuẩn bị theo đúng hướng dẫn, kỹ thuật viên X-quang sẽ tiến hành thực hiện chụp phim. Tùy theo từng tình huống cụ thể, người bệnh sẽ được hướng dẫn chọn tư thế phù hợp như đứng thẳng, nghiêng, chếch hoặc nằm ngửa.

  • Quy trình chuẩn bị: Trước khi chụp, bệnh nhân cần tháo bỏ toàn bộ trang sức và các vật dụng bằng kim loại đang đeo trên người như dây nịt, kính mắt hoặc các phụ kiện khác. Bạn cũng sẽ được yêu cầu thay trang phục bệnh viện để đảm bảo hình ảnh thu được không bị che khuất bởi bất kỳ yếu tố nào.
  • Điều chỉnh tư thế: Tùy theo kỹ thuật chụp, bạn sẽ đứng trước máy X-quang theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên. Nếu chụp X-quang tư thế thẳng (PA view), bạn sẽ quay lưng vào máy và đặt hai tay chống vào hông. Còn với tư thế chụp nghiêng (lateral view), bệnh nhân sẽ đứng nghiêng, sao cho một bên vai áp sát vào máy chụp.
  • Tiến hành chụp: Kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh vị trí máy để đảm bảo toàn bộ vùng ngực được đưa vào khuôn hình. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở trong vài giây để hình ảnh không bị nhòe trong quá trình chụp.
  • Đánh giá hình ảnh: Hình ảnh sẽ được máy xử lý ngay lập tức và chuyển đến kỹ thuật viên hoặc bác sĩ để kiểm tra. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được yêu cầu chụp bổ sung nếu hình ảnh chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ.
  • Hoàn tất quy trình: Sau khi quá trình chụp kết thúc, bệnh nhân có thể thay lại quần áo cá nhân và tiếp tục các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả hình ảnh và trao đổi cụ thể với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe cũng như hướng điều trị phù hợp nếu cần thiết.
Chụp X- quang ngực là gì? Chỉ định, quy trình và rủi ro 4
Người bệnh sẽ được hướng dẫn chọn tư thế phù hợp tùy theo từng trường hợp

Một số rủi ro có thể gặp khi chụp X-quang ngực

Dưới đây là một số nguy cơ có thể gặp khi chụp X-quang ngực mà bạn cần phải lưu ý như:

  • Mặc dù chụp X-quang ngực có sử dụng tia X, nhưng liều lượng tia trong mỗi lần chụp thường rất nhỏ nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là khá thấp. Nhưng nếu chụp quá nhiều lần trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến tích lũy bức xạ trong cơ thể.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, cần thông báo với bác sĩ trước khi chụp để được đánh giá kỹ càng giữa lợi ích và rủi ro. Bức xạ từ tia X có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Một số trường hợp có thể cần sử dụng thuốc cản quang trong quá trình chụp, điều này có thể gây ra phản ứng dị ứng. Triệu chứng có thể từ nhẹ như ngứa, nổi mẩn đến nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ. Những người có tiền sử dị ứng nên báo trước với nhân viên y tế.
  • Trẻ em thường nhạy cảm với tia X hơn người lớn, vì vậy bác sĩ sẽ cần điều chỉnh liều lượng tia phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ, đồng thời cân nhắc kỹ trước khi chỉ định chụp.
  • Một số ít người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc hơi khó chịu sau khi chụp, nhất là khi phải giữ nguyên tư thế trong thời gian dài. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài và sẽ nhanh chóng hồi phục.
Chụp X- quang ngực là gì? Chỉ định, quy trình và rủi ro 2
Trẻ em thường nhạy cảm với tia X hơn người lớn nên cần điều chỉnh lượng tia phù hợp

Tóm lại, chụp X-quang ngực là một phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dù đây là phương pháp an toàn và ít xâm lấn, người bệnh vẫn nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình chụp diễn ra hiệu quả và hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến tia X.

Bên cạnh việc thăm khám và chẩn đoán đoán bệnh, chủ động phòng bệnh bằng tiêm chủng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe lâu dài. Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Cùng đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, sẵn sàng đồng hành cùng bạn và gia đình trong hành trình chăm sóc sức khỏe chủ động.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN