Một người trưởng thành nặng từ 65kg đến 80kg thường sẽ có khoảng 4,5 đến 5,7 lít máu trong cơ thể. Mỗi năm, mất máu là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người trên toàn cầu, trong đó hơn 1,5 triệu trường hợp bắt nguồn từ các chấn thương thể chất. Dù vết thương chỉ là trầy xước nhẹ hay nghiêm trọng hơn, việc cầm máu kịp thời luôn đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn biết cách cầm máu khi không may chảy máu tại nhà.
Nếu không cầm máu kịp thời, điều gì sẽ xảy ra?
Trước khi biết cách cầm máu tại nhà thì chúng ta cũng nên tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta không cầm máu kịp thời bạn nhé! Tình trạng chảy máu kéo dài có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu máu, do không sản sinh đủ hồng cầu để cung cấp oxy cho các cơ quan. Hậu quả của mất máu là cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, khó thở và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
/huong_dan_cach_cam_mau_nhanh_tai_nha_khi_khong_may_bi_thuong_1_bf1a433c1e.png)
Khi mạch máu bị tổn thương mà không có biện pháp cầm máu hiệu quả, người bị thương có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Mất máu cấp tính: Việc sơ cứu chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng mất máu nghiêm trọng, gây sốc do thiếu oxy mô, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc tử vong. Người bị sốc do mất máu thường có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, huyết áp giảm nhanh,…
- Phình động mạch: Khi mạch máu bị tổn thương, có thể hình thành túi phồng. Khi chạm vào có thể cảm nhận được khối mạch đập theo nhịp tim. Trường hợp này thường cần can thiệp bằng phương pháp nội mạch hoặc phẫu thuật loại bỏ túi phình.
- Tắc nghẽn tại vị trí nối mạch: Nếu mạch máu bị hẹp hoặc tắc, lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các chi sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến chức năng vận động và cảm giác.
- Tăng áp tĩnh mạch ngoại vi: Điều này có thể dẫn đến hiện tượng thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Trong trường hợp này, cần tiến hành khâu vá vết thương hoặc thắt bỏ đường thông để ngăn biến chứng.
Vì vậy, việc cầm máu đúng cách ngay từ những phút đầu tiên không chỉ giúp bảo toàn sức khỏe mà còn là yếu tố then chốt quyết định khả năng phục hồi của người bị thương.
/huong_dan_cach_cam_mau_nhanh_tai_nha_khi_khong_may_bi_thuong_2_b212207f29.png)
Hướng dẫn cách cầm máu nhanh tại nhà
Sau đây là hướng dẫn cách cầm máu nhanh tại nhà mà bạn đọc có thể tham khảo:
Tạo lực ép trực tiếp lên vùng chảy máu
Bước đầu tiên trong quá trình cầm máu là tạo áp lực mạnh và liên tục lên vết thương. Hãy sử dụng một miếng băng gạc, khăn sạch hoặc mảnh vải khô, đặt trực tiếp lên vùng bị thương. Sau đó, dùng cả hai tay ép chặt vào vết thương để làm chậm và ngăn dòng máu. Giữ nguyên lực ấn đều và mạnh cho đến khi máu ngừng chảy hẳn. Lưu ý, không nên nhấc miếng gạc hoặc kiểm tra quá sớm, vì điều này có thể làm vết thương chảy máu trở lại và ảnh hưởng đến quá trình đông máu tự nhiên.
Nâng cao vùng bị thương để hỗ trợ cầm máu
Để giảm lượng máu chảy, hãy nâng vết thương cao hơn vị trí tim, đồng thời dùng băng gạc, khăn sạch hoặc bông ép chặt lên vùng chảy máu. Lưu ý không tháo băng ra quá sớm khi vết thương vừa khô miệng, vì điều này có thể khiến máu chảy lại. Nếu băng đã thấm máu, hãy đặt thêm lớp mới lên trên và tiếp tục ép chặt. Nếu vết thương ở tay, nâng tay lên cao hơn đầu; nếu ở chân, nên nằm xuống và kê chân cao. Việc nâng cao sẽ giúp làm chậm lưu lượng máu, hỗ trợ quá trình đông máu nhanh hơn.
Cầm máu bằng cách chườm lạnh
Chườm lạnh là một cách đơn giản giúp làm chậm lưu lượng máu và giảm sưng tại vết thương. Hãy bọc viên đá trong một lớp khăn sạch hoặc gạc rồi áp nhẹ lên vùng bị thương. Tránh đặt đá trực tiếp lên da hoặc vết thương hở vì có thể gây bỏng lạnh. Lưu ý, không áp dụng phương pháp này nếu người bị thương đang sốt cao hoặc thân nhiệt bất thường.
/huong_dan_cach_cam_mau_nhanh_tai_nha_khi_khong_may_bi_thuong_3_eb400387d8.png)
Phòng ngừa nhiễm trùng sau khi cầm máu
Khi da bị tổn thương và xuất hiện vết thương hở, vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng từ môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Các tác nhân này có mặt khắp nơi, từ không khí, bề mặt tiếp xúc đến dụng cụ sơ cứu nếu không đảm bảo vệ sinh. Do đó, sau khi cầm máu, việc ngăn ngừa nhiễm trùng là bước cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp vết thương mau lành hơn mà còn giảm nguy cơ biến chứng và hạn chế sẹo hình thành.
Băng bó vết thương
Với vết thương nhỏ, bạn có thể không cần băng bó để vết thương tự lành và thông thoáng. Còn với vết thương lớn cần đến cơ sở y tế, hãy băng bó để ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Dùng băng gạc sạch và cố định bằng băng dính y tế để bảo vệ vết thương.
/huong_dan_cach_cam_mau_nhanh_tai_nha_khi_khong_may_bi_thuong_4_8df5ba4af9.png)
Thời điểm cần gặp bác sĩ khi gặp tình trạng chảy máu
Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết cắt hoặc vết thương không thể chỉ dựa vào lượng máu chảy ra, vì một số vết thương nghiêm trọng lại có lượng máu chảy ra rất ít mặc dù tổn thương có thể sâu và nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với các vết thương ở những vùng có nhiều mạch máu lớn, nơi có thể có ít dấu hiệu chảy máu nhưng tình trạng bên trong lại nghiêm trọng hơn nhiều. Các vết thương ở khu vực đầu, mặt và miệng thường chảy máu nhiều hơn các vùng khác vì những khu vực này chứa rất nhiều mạch máu. Dù vết thương có vẻ nhỏ, nhưng máu chảy ra có thể gây lo ngại vì lưu lượng máu ở đây rất cao.
Ngược lại, vết thương ở bụng và ngực thường nghiêm trọng hơn nhiều. Các khu vực này chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng và rất dễ bị tổn thương. Một vết thương ở những khu vực này không chỉ gây chảy máu mạnh mà còn có thể dẫn đến tình trạng sốc nghiêm trọng. Điều này là do mất máu kết hợp với việc huyết áp có thể tăng lên, khiến máu chảy nhanh hơn, làm tình trạng càng trở nên khẩn cấp. Khi gặp phải vết thương ở những vùng này, việc nhanh chóng gọi sự trợ giúp y tế là rất quan trọng.
Đặc biệt, nếu nạn nhân có dấu hiệu của sốc, bao gồm chóng mặt, da nhợt nhạt, vã mồ hôi, hụt hơi, hoặc nhịp tim tăng nhanh, đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy tình trạng của họ đang rất nguy kịch và cần phải được can thiệp y tế ngay lập tức.
/huong_dan_cach_cam_mau_nhanh_tai_nha_khi_khong_may_bi_thuong_5_91ceeefad6.png)
Trước khi tiến hành điều trị cầm máu, việc đánh giá kỹ lưỡng mức độ nghiêm trọng của vết thương là rất quan trọng. Trong một số trường hợp, không nên thực hiện sơ cứu hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp cầm máu nào. Nếu nghi ngờ có xuất huyết nội bộ hoặc phát hiện dị vật gần khu vực bị thương, bạn cần lập tức liên hệ với trung tâm cấp cứu 115 hoặc các dịch vụ y tế khẩn cấp tại địa phương để được hỗ trợ kịp thời.
Khi bị vết thương sâu hoặc bị nhiễm bẩn, đặc biệt là do vật sắc nhọn hoặc kim loại, việc tiêm phòng uốn ván là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Tiêm phòng uốn ván là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh uốn ván nguy hiểm. Hãy chủ động tiêm phòng hoặc tiêm nhắc lại theo lịch trình của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp các loại vắc xin phòng ngừa uốn ván chất lượng, đảm bảo an toàn với mức giá linh hoạt. Các loại vắc xin bao gồm: Vắc xin uốn ván hấp phụ TT, vắc xin Boostrix (3 trong 1), vắc xin Tetraxim (4 trong 1) và vắc xin Hexaxim (6 trong 1). Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình vui lòng liên hệ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua Hotline: 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm một cách nhanh chóng.