icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn?

Phượng Hằng07/05/2025

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chỉ một chút bất cẩn khi cắt rau, mở hộp, hay làm việc với vật sắc nhọn cũng có thể khiến bạn bị đứt tay. Những vết thương tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng nếu không được xử lý đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu kéo dài. Điều quan trọng là bạn cần giữ được sự bình tĩnh và biết cách sơ cứu kịp thời. Vậy cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn là gì? Hãy cùng tìm hiểu để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong các tình huống khẩn cấp.

Tình trạng bị đứt tay và chảy máu do bất cẩn khi dùng dao, kéo hoặc các vật sắc nhọn trong sinh hoạt thường ngày không còn là điều xa lạ. Dù là vết thương nhỏ hay sâu, nếu không được xử lý đúng cách, nguy cơ nhiễm trùng và mất máu vẫn có thể xảy ra. Chính vì thế, việc trang bị kiến thức về cách cầm máu khi bị đứt tay​ một cách hiệu quả và an toàn là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Cách cầm máu khi bị đứt tay nhẹ chanh chóng

Đối với những vết đứt tay nhỏ, thường là do làm tổn thương mao mạch dưới da, bạn hoàn toàn có thể tự sơ cứu tại nhà bằng các bước đơn giản nhưng hiệu quả, sau đây là cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhẹ:

Làm sạch vết thương

Trước tiên, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trong quá trình xử lý. Sau đó, dùng nước sạch hoặc dung dịch oxy già để sát trùng khu vực bị cắt. Bạn có thể nhỏ trực tiếp một vài giọt oxy già lên vết thương để tiêu diệt vi khuẩn. Dù có thể hơi xót, nhưng đây là bước quan trọng để phòng ngừa nhiễm trùng.

Cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn? 1
Hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn khi chạm vào vết thương

Lau khô khu vực xung quanh

Dùng khăn sạch hoặc gạc y tế để nhẹ nhàng thấm khô vùng da quanh vết thương. Tránh lau trực tiếp lên vết cắt để hạn chế gây đau và không làm vết thương trầy xước thêm.

Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn

Sử dụng một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng. Loại thuốc này thường có thêm tác dụng làm dịu cảm giác đau rát nhẹ.

Băng lại vết thương đúng cách

Dùng băng y tế sạch để che chắn vùng bị tổn thương. Hãy đảm bảo phần gạc tiếp xúc trực tiếp với vết thương được cố định chắc chắn và che phủ toàn bộ, sau đó quấn thêm một lớp băng để giữ cố định và ngăn vi khuẩn tiếp xúc với vùng da hở.

Với những vết thương nhỏ, nếu được chăm sóc đúng cách, chúng thường sẽ khô và lành lại chỉ trong vòng 1 đến 2 ngày. Trong trường hợp vết cắt sâu hơn hoặc lâu lành, bạn nên thay băng mỗi ngày và đảm bảo giữ cho khu vực luôn sạch sẽ để tránh biến chứng.

Cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn? 2
Nên dùng băng y tế sạch để che chắn vùng bị tổn thương

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị đứt tay sâu

Khi không may bị đứt tay với vết thương sâu, rộng và máu chảy nhiều, đặc biệt là do cắt trúng mạch máu như tĩnh mạch hoặc động mạch, bạn cần quan sát thật kỹ để có hướng xử lý kịp thời. Nếu thấy máu phun thành tia từ miệng vết thương, điều này cho thấy bạn có thể đã cắt trúng động mạch, và việc cần làm ngay lúc này là gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Ngược lại, nếu máu chảy chậm và đều, có khả năng vết cắt nằm ở tĩnh mạch. Trong tình huống đó, cách cầm máu khi bị đứt tay đúng sẽ giúp hạn chế chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.

  • Dùng ngón cái ấn trực tiếp lên vết thương thông qua một tấm vải sạch hoặc gạc y tế cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu không có sẵn dụng cụ, có thể tạm thời dùng tay đã rửa sạch để đè giữ.
  • Giữ bàn tay bị thương cao hơn vị trí tim nhằm làm chậm dòng máu lưu thông đến vùng bị đứt.
  • Trước khi tiến hành cầm máu, nên nhẹ nhàng làm sạch vùng da xung quanh để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Trong quá trình giữ áp lực lên vết thương, tránh thường xuyên mở ra kiểm tra vì có thể làm máu chảy lại.
  • Nếu miếng vải hoặc gạc đầu tiên bị thấm đẫm máu, tuyệt đối không tháo bỏ mà hãy đè thêm lớp vải khác lên trên và tiếp tục duy trì áp lực.
  • Trường hợp máu vẫn không ngừng sau khoảng 10 phút, bạn cần nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý chuyên sâu, tránh nguy cơ mất máu quá nhiều gây choáng hoặc bất tỉnh.
  • Sau khi sơ cứu, hãy thay băng mỗi ngày một lần và luôn giữ cho khu vực vết thương khô ráo, sạch sẽ để vết cắt nhanh lành và tránh biến chứng.

Trên đây là các bước xử lý hiệu quả khi bị đứt tay sâu.

Cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn? 3
Cách cầm máu khi bị đứt tay nhanh chóng và đúng sẽ giúp hạn chế chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng

Thời điểm nên gặp bác sĩ

Trong phần lớn các trường hợp bị thương nhẹ hoặc vết cắt nhỏ, máu sẽ ngừng chảy sau khi được sơ cứu đúng cách bằng các phương pháp cầm máu cơ bản. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống nghiêm trọng hơn, trong đó lượng máu mất đi quá nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi rơi vào những trường hợp sau đây, người bị thương cần được đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Máu vẫn tiếp tục chảy dù đã thực hiện nhiều biện pháp sơ cứu và cầm máu khác nhau.
  • Vết thương gây chảy máu nhiều đến mức máu thấm ướt quần áo hoặc làm băng gạc bị đẫm máu.
  • Có sự mất mát mô cơ thể rõ rệt, chẳng hạn như một phần da hoặc chi bị đứt rời.
  • Nạn nhân có biểu hiện choáng, chóng mặt, lả người, thậm chí ngất đi hoặc rơi vào trạng thái bất tỉnh sau khi chảy máu.

Việc nhận biết sớm mức độ nghiêm trọng của vết thương sẽ giúp bạn đưa ra hướng xử lý kịp thời và tăng khả năng cứu sống người bị nạn.

Cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn? 4
Hãy nhanh chóng gặp bác sĩ nếu có biểu hiện chóng mặt sau khi bị đứt tay

Ngay cả khi máu đã được cầm và không còn chảy, việc đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ vẫn là điều bắt buộc trong một số tình huống sau:

  • Vết thương hở có kích thước lớn, cần được khâu lại để phục hồi đúng cách.
  • Có dị vật như bụi bẩn, mảnh vụn hoặc các vật thể nhỏ mắc kẹt bên trong vết cắt mà không thể tự lấy ra.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đỏ, mưng mủ hoặc có mùi hôi.
  • Vết thương là do bị người hoặc động vật cắn, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh.
  • Người bị thương chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm trở lại đây.

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong khi gặp chấn thương chính là mất máu quá nhiều. Vì thế, nắm được cách cầm máu khi bị đứt tay không chỉ giúp bạn xử lý nhanh các tình huống khẩn cấp mà còn có thể là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết, cả cho bản thân lẫn người khác.

Cách cầm máu khi bị đứt tay​ nhanh chóng và an toàn? 5
Vết thương hở có kích thước lớn cần được khâu lại để phục hồi đúng cách

Tóm lại, cách cầm máu khi bị đứt tay nhanh chóng và an toàn không chỉ giúp bạn kiểm soát tình trạng chảy máu mà còn giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng. Hãy luôn trang bị cho mình kiến thức sơ cứu cơ bản để bảo vệ bản thân và người xung quanh trong những tình huống khẩn cấp.

Khi bị đứt tay, việc áp dụng cách cầm máu khi bị đứt tay nhanh chóng và an toàn là điều rất quan trọng để tránh mất máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên, đừng quên rằng các vết thương do vật sắc nhọn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm uốn ván. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng tiêm vắc xin uốn ván để chủ động bảo vệ sức khỏe. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp vắc xin chính hãng với hệ thống bảo quản đạt chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng tối ưu. Khách hàng khi tiêm chủng tại đây sẽ được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn tận tình, quy trình tiêm an toàn và dịch vụ linh hoạt, bao gồm đặt giữ vắc xin online. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay bằng cách liên hệ hotline miễn phí 1800 6928 để đặt lịch hẹn!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN