Một trong những kỹ thuật đơn giản được áp dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý đó là chườm lạnh. Nếu chườm lạnh không đúng cách không những không thể hỗ trợ điều trị bệnh lý mà còn khiến bệnh nặng thêm. Bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về phương pháp chườm lạnh.
Khi nào cần chườm lạnh?
Chườm lạnh là một biện pháp giúp giảm đau và kiểm soát viêm sưng phổ biến trong y học và thể thao. Phương pháp này thường được áp dụng ngay sau khi bạn gặp chấn thương cấp tính chẳng hạn như bong gân, căng cơ hoặc va đập mạnh giúp hạn chế phản ứng viêm và giảm đau nhanh chóng. Khi chườm lạnh, nhiệt độ thấp làm các mạch máu co lại, giúp làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương từ đó hỗ trợ giảm sưng và bầm tím.
/khi_nao_can_chuom_lanh_mot_so_cong_dung_cua_chuom_lanh_va_cach_chuom_lanh_hieu_qua_1_35fafa79e4.png)
Ngoài chấn thương cơ xương khớp, chườm lạnh còn được sử dụng để giảm đau sau phẫu thuật, đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Trong một số trường hợp, phương pháp này cũng giúp làm dịu vết bỏng nhẹ hoặc giảm ngứa do côn trùng cắn. Tuy nhiên, chườm lạnh không nên áp dụng trong trường hợp vết thương hở, tuần hoàn máu kém hoặc bệnh lý mạch máu, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương mô.
Một số công dụng của chườm lạnh
Chườm lạnh là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong y học để giảm đau và hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng khác nhau. Một số công dụng chính của chườm lạnh có thể nhắc đến như:
Giảm đau
Chườm lạnh giúp làm tê vùng bị tổn thương, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh từ đó hỗ trợ giảm cảm giác đau nhanh chóng. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong các chấn thương cấp tính như bong gân, trật khớp hoặc đau cơ do vận động quá mức.
Giảm viêm và sưng
Khi gặp chấn thương cơ thể xuất hiện phản ứng viêm với biểu hiện sưng, nóng và đỏ. Chườm lạnh giúp làm co mạch máu tại chỗ, giảm lưu lượng máu đến vùng tổn thương từ đó hạn chế phản ứng viêm và giảm sưng.
/khi_nao_can_chuom_lanh_mot_so_cong_dung_cua_chuom_lanh_va_cach_chuom_lanh_hieu_qua_2_f3ad4cc1ef.png)
Giảm co thắt cơ và cải thiện phục hồi chấn thương
Trong trường hợp chuột rút hoặc co cứng cơ do tập luyện quá mức, chườm lạnh giúp giảm nhiệt độ mô, làm dịu sự co cơ không tự chủ và giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, áp dụng chườm lạnh đúng cách có thể giúp giảm thiểu tổn thương thứ phát do thiếu oxy mô, đồng thời giảm căng thẳng cơ bắp và hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Giảm đau sau phẫu thuật
Chườm lạnh được khuyên áp dụng sau một số phẫu thuật đặc biệt trong các phẫu thuật vùng đầu gối, vai để giảm sưng, đau mà không cần sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau.
Hỗ trợ điều trị bỏng nhẹ
Khi bị bỏng nhẹ, chườm lạnh có thể giúp giảm đau và hạn chế tổn thương mô sâu bằng cách làm mát vùng da bị ảnh hưởng ngay lập tức.
Hỗ trợ hạ sốt
Chườm lạnh có thể được sử dụng để hạ sốt, đặc biệt là đối với trẻ em. Bạn có thể chườm lạnh bằng cách đặt khăn lạnh lên trán, nách hoặc bẹn để giúp giảm nhiệt độ cơ thể một cách an toàn, từ đó giúp hạ sốt hiệu quả.
/khi_nao_can_chuom_lanh_mot_so_cong_dung_cua_chuom_lanh_va_cach_chuom_lanh_hieu_qua_3_0b37ab0e82.png)
Nhờ những lợi ích này, chườm lạnh là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả, có thể áp dụng trong nhiều tình huống để giảm đau và hỗ trợ phục hồi.
Cách chườm lạnh hiệu quả và một số lưu ý khi chườm lạnh
Để chườm lạnh an toàn và hiệu quả, nên sử dụng túi đá bọc trong khăn mỏng hoặc gạc sạch, tránh đặt trực tiếp lên da để ngăn ngừa bỏng lạnh. Trong 48 giờ đầu sau chấn thương, thời gian chườm đá lý tưởng là khoảng 15 - 20 phút mỗi lần, có thể lặp lại sau mỗi 2 - 3 giờ. Nếu tình trạng đau hoặc sưng không giảm sau 48 giờ, bạn cần liên hệ tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá tình trạng tổn thương và được điều trị đúng cách. Song song với đó, khi chườm lạnh bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không chườm trực tiếp lên da: Để tránh nguy cơ bỏng lạnh hoặc tổn thương mô, không nên đặt đá lạnh hoặc túi chườm trực tiếp lên da. Thay vào đó, bạn hãy bọc đá trong một lớp khăn mỏng hoặc sử dụng túi chườm chuyên dụng.
- Giới hạn thời gian chườm: Mỗi lần chườm không nên kéo dài quá 20 phút. Nếu chườm quá lâu, mạch máu có thể bị co thắt quá mức, làm giảm tuần hoàn và có thể gây tổn thương mô. Chính vì vậy, khoảng cách giữa các lần chườm ít nhất là 1 tiếng.
- Không chườm lạnh lên vết thương hở: Chườm lạnh lên vết thương hở có thể gây nhiễm trùng hoặc làm chậm quá trình lành vết thương. Nếu vùng tổn thương có vết cắt, trầy xước hoặc chảy máu cần tránh áp dụng phương pháp này.
- Người có bệnh lý mạch máu hoặc thần kinh không nên chườm lạnh: Người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn hoặc tổn thương thần kinh ngoại biên có nguy cơ bị tổn thương mô do giảm cảm giác nhiệt độ vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chườm lạnh.
- Không chườm lạnh ngay trước khi vận động: Chườm lạnh có thể làm giảm độ linh hoạt của các cơ và khớp, do đó không nên chườm lạnh trước khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh.
/khi_nao_can_chuom_lanh_mot_so_cong_dung_cua_chuom_lanh_va_cach_chuom_lanh_hieu_qua_4_fe52f0d55d.png)
Chườm lạnh là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị được áp dụng trong y học và cuộc sống, giúp hỗ trợ điều trị các chấn thương cấp tính một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp, nếu áp dụng chườm lạnh nhưng triệu chứng đau sưng không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị ngay.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ tiêm chủng an toàn, với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, vắc xin chất lượng và không gian hiện đại. Khách hàng khi đến đây sẽ được tư vấn tận tình, theo dõi sát sao sau tiêm và hưởng các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Liên hệ ngay hotline miễn phí 18006928 để đặt lịch hẹn!