Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là những ngày se lạnh hoặc mưa ẩm, cảm lạnh rất dễ xuất hiện và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở người lớn, cảm lạnh không chỉ gây ho, sổ mũi mà còn đi kèm hiện tượng ra nhiều mồ hôi. Tình trạng này nếu không được xử lý đúng cách có thể khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi và lâu hồi phục hơn. Vì vậy, việc nắm rõ các cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian bệnh.
Vì sao bị cảm lạnh lại ra nhiều mồ hôi?
Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh do virus gây ra, phổ biến nhất là Rhinovirus, nhưng thực tế có đến hàng trăm chủng virus khác nhau khiến người bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ cảm lạnh gồm:
- Cơ thể suy nhược;
- Ăn uống kém;
- Làm việc quá sức;
- Mất ngủ hoặc căng thẳng kéo dài.
Cảm lạnh thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt nhẹ, ớn lạnh, đau họng và chán ăn. Trong đa số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.
Một trong những biểu hiện ít được chú ý nhưng khá phổ biến là tình trạng ra nhiều mồ hôi. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch hoạt động để chống lại virus, dẫn đến thân nhiệt tăng và cơ thể tiết mồ hôi để làm mát. Tuy nhiên, nếu mồ hôi ra quá nhiều, kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như chóng mặt, lạnh run hoặc mất nước, người bệnh có thể bị suy nhược và mất cân bằng điện giải, khiến tình trạng cảm lạnh trở nên nặng hơn nếu không xử lý kịp thời.

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi tại nhà
Như đã đề cập, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho cảm lạnh. Việc chữa bệnh chủ yếu nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm nhẹ triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời ngăn ngừa mất nước và hạn chế nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số cách đơn giản và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng cảm lạnh kèm theo ra nhiều mồ hôi.
Bổ sung nước và điện giải
Một trong những cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi quan trọng là bổ sung nước kịp thời. Nên uống nước ấm, nước oresol, nước gừng loãng, hoặc nước trái cây chứa vitamin C như nước cam, chanh. Điều này giúp bù nước, cân bằng điện giải và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Ăn thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng
Ra mồ hôi nhiều dễ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Người bệnh nên ăn các món lỏng, mềm, ấm nóng như cháo hành tía tô, súp gà, nước hầm xương,... Đây là các món vừa dễ tiêu hóa vừa giúp giữ ấm bên trong và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng trong cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi. Hạn chế vận động mạnh, tránh thức khuya và nên nằm nghỉ nơi thông thoáng, tránh gió lùa để cơ thể có thời gian phục hồi.
Súc miệng và vệ sinh mũi đúng cách
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm giúp làm sạch khoang miệng, sát khuẩn và làm dịu cổ họng, từ đó giảm cảm giác đau rát và khó chịu.
Bên cạnh đó, để cải thiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, người bệnh nên vệ sinh mũi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Lưu ý cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh mũi để tránh lây lan virus. Khi xì mũi, nên thực hiện từng bên nhẹ nhàng nhằm hạn chế nguy cơ gây tổn thương niêm mạc.

Sử dụng thuốc
Một số thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng histamin có thể được dùng để giảm các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người có bệnh nền. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng tinh dầu
Các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, tràm,... có tác dụng hỗ trợ làm thông mũi, giảm đau vùng xoang và mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không nên bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da hoặc niêm mạc. Thay vào đó, có thể sử dụng máy xông tinh dầu, hoặc pha loãng với dầu nền trước khi thoa ngoài da.

Những điều cần tránh khi ra nhiều mồ hôi do cảm lạnh
- Không tắm ngay sau khi ra nhiều mồ hôi;
- Tránh uống nước đá, đồ lạnh;
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh trừ khi có chỉ định từ bác sĩ;
- Hạn chế ngồi phòng điều hòa quá lạnh hoặc dưới quạt mạnh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Dù phần lớn các trường hợp cảm lạnh có thể tự khỏi, nhưng nếu người bệnh có các dấu hiệu sau thì cần đến cơ sở y tế:
- Mồ hôi ra liên tục kéo dài, người mệt lả, khát nước nhiều;
- Sốt cao không hạ sau 2 - 3 ngày;
- Ho có đờm đặc, khó thở hoặc đau ngực;
- Cảm lạnh kèm theo bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường.

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi tại nhà hiệu quả bao gồm nghỉ ngơi, giữ ấm đúng cách, bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ. Đây là cách hỗ trợ cơ thể phục hồi tự nhiên, giảm triệu chứng và tránh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, đồng hành cùng bạn và gia đình trong việc chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Trung tâm cung cấp đa dạng các loại vắc xin cho mọi lứa tuổi, bao gồm vắc xin cúm, vắc xin viêm gan B, vắc xin HPV, vắc xin sởi - quai bị - rubella và nhiều loại vắc xin cần thiết khác.
Tất cả vắc xin đều có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn và thực hiện theo quy trình tiêm an toàn, nhanh chóng. Đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1800 6928 hoặc đến trực tiếp Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và đặt lịch tiêm phù hợp cho cả gia đình.