icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Bị chó con cắn có bị dại không? Những việc cần làm khi bị chó cắn

Ái Vân06/05/2025

Chó là loài vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong nhiều gia đình, nhất là những chú chó con với vẻ ngoài dễ thương và tinh nghịch. Tuy nhiên, dù là chó trưởng thành hay chó con, chúng ta vẫn cần cẩn trọng, bởi vết cắn từ chó có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại - căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu xử lý đúng cách. Vậy, bị chó con cắn có bị dại không? Và khi không may bị chó cắn, chúng ta cần làm gì ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe?

Chó con, dù nhỏ tuổi, vẫn có nguy cơ mang virus dại nếu bị nhiễm bệnh. Bệnh dại tiến triển nhanh và gây tử vong cao nếu không xử lý kịp thời. Vì bị chó con cắn có bị dại không? Cần xử lí như thế nào cho đúng?

Chó con có nguy cơ mắc bệnh dại không?

Câu trả lời là có. Dù nhỏ bé và tưởng chừng vô hại, chó con vẫn có khả năng nhiễm virus dại tương tự như chó trưởng thành. Nhiều người vẫn thắc mắc chó con cắn có bị dại không, tuy nhiên suy nghĩ không thể bị bệnh dại khi chó con cắn là một sai lầm phổ biến. Thực tế, virus dại không phân biệt giống loài, kích cỡ hay độ tuổi - kể cả chó sơ sinh vẫn có thể bị nhiễm thông qua đường truyền từ mẹ hoặc tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Thậm chí, bệnh dại có thể âm thầm ủ bệnh trong khoảng 1 - 2 tuần trước khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

Bị chó con cắn có bị dại không? Những việc cần làm khi bị chó cắn
Chó con vẫn có khả năng bị mắc bệnh dại

Lưu ý: Tiêm phòng định kỳ cho chó con và hạn chế cho chúng tiếp xúc với động vật không rõ nguồn gốc là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh dại.

Nếu quan sát kỹ, bạn có thể nhận ra những thay đổi bất thường dưới đây thể hiện chó con có thể đã nhiễm bệnh dại:

  • Hành vi trở nên thất thường: Chó con có thể đột ngột trở nên hung hăng, khó kiểm soát, cắn phá đồ vật hoặc có biểu hiện sợ hãi, rụt rè, ủ rũ bất thường.
  • Rối loạn ăn uống: Chúng có xu hướng từ chối thức ăn, bỏ bú, hoặc thậm chí ăn phải những thứ không bình thường như giấy, gỗ hay vải vụn.
  • Triệu chứng da liễu lạ: Xuất hiện tình trạng rụng lông, da khô hoặc mẩn đỏ bất thường, có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch khi nhiễm virus dại.
  • Biểu hiện thần kinh: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, chó con có thể bị co giật, run rẩy, loạng choạng khi di chuyển, thậm chí nôn mửa.
  • Chảy nước dãi, bọt mép: Đây là dấu hiệu kinh điển của bệnh dại. Kèm theo đó, mắt chó con có thể lờ đờ, ánh nhìn vô hồn, phản ứng chậm chạp.
  • Sợ ánh sáng và gió: Virus dại tác động đến hệ thần kinh, khiến chó con trở nên nhạy cảm với ánh sáng mạnh hoặc gió lùa.
  • Hàm bị liệt: Nếu chó con ngừng ăn các loại thức ăn bình thường mà chuyển sang gặm nhấm các vật không ăn được, khả năng bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng.

Bị chó con cắn có bị dại không?

Có thể là câu trả lời cho thắc mắc chó con cắn có bị dại không. Bên cạnh đó, còn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm khác. 

Dù nhìn có vẻ non nớt và hiền lành, một cú cắn từ chó con cũng có thể dẫn đến nhiều rắc rối nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời.

Bị chó con cắn có bị dại không? Những việc cần làm khi bị chó cắn
Bị chó con cắn có bị dại không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Những hậu quả có thể xảy ra khi bị chó con cắn:

  • Nhiễm trùng vết thương: Vết cắn từ chó con, dù nhỏ hay sâu, vẫn có thể trở thành "ổ vi khuẩn" nếu không được làm sạch và sát trùng đúng cách. Kết quả là vùng da quanh vết thương có thể đỏ lên, sưng tấy, cảm giác nóng rát hoặc thậm chí chảy mủ.
  • Phù nề, sưng viêm: Khi bị cắn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm vùng bị thương sưng lên như một hàng rào tự nhiên chống lại vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể gây đau nhức và khó chịu kéo dài.
  • Nguy cơ mắc bệnh dại: Đây là mối nguy hiểm hàng đầu. Nếu chó con chưa tiêm chủng dại đầy đủ, virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể người qua vết cắn. Bệnh dại cực kỳ nguy hiểm, và một khi đã phát bệnh thì gần như không thể cứu chữa.
  • Sẹo vĩnh viễn: Ngoài các nguy cơ nhiễm trùng và bệnh lý, vết cắn nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách còn có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ, nhất là ở những vùng da dễ lộ như tay hoặc chân.

Vì thế, nếu không may bị chó con cắn, việc xử lý vết thương ngay lập tức và kiểm tra sức khỏe là vô cùng cần thiết. Hãy đảm bảo làm sạch vết thương một cách kỹ càng và nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Những việc cần làm khi bị chó cắn

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu bị chó con cắn có bị dại không, bạn cũng cần trang bị cho mình những bước xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Khi chẳng may bị chó con cắn, hãy bình tĩnh và thực hiện ngay các bước dưới đây để giảm thiểu rủi ro.

Sơ cứu kỹ lưỡng vết thương

Ngay khi xảy ra sự cố, hãy lập tức rửa sạch vết cắn dưới vòi nước chảy liên tục trong ít nhất 15 phút. Việc sử dụng xà phòng sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và phần nào làm giảm lượng virus có thể xâm nhập. Tiếp theo, đừng quên sát trùng kỹ bằng dung dịch như cồn 70 độ hoặc i-ốt nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng và kiểm soát mầm bệnh tại chỗ.

Theo dõi tình trạng của bạn và chú chó

Hãy quan sát kỹ các biểu hiện bất thường của cả bản thân và con vật đã cắn bạn. Nếu chú chó xuất hiện biểu hiện mắc bệnh dại (như chảy dãi liên tục, hung hăng bất thường, sợ nước…), bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng kịp thời. Đặc biệt, đừng quên cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về vết cắn, các bước sơ cứu bạn đã thực hiện, tình trạng của chú chó và khu vực xảy ra sự việc có đang có dịch hay không. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Bị chó con cắn có bị dại không? Những việc cần làm khi bị chó cắn
Cần theo dõi tình trạng của chú chó sau khi bị cắn

Ngay cả khi chú chó trông vẫn khỏe mạnh, bạn cũng không nên chủ quan. Chủ động tiêm phòng vẫn là bước cần thiết để đảm bảo an toàn. Nếu sau hai tuần chú chó vẫn khỏe mạnh, khả năng nhiễm bệnh sẽ giảm đáng kể.

Chủ động tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, tiêm vắc xin là giải pháp duy nhất giúp ngăn ngừa bệnh dại - căn bệnh có tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối nếu phát bệnh. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng dại thế hệ mới như Verorab, Abhayrab, Indirab,… Tất cả vắc xin đều được bảo quản nghiêm ngặt trong điều kiện tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng tối ưu. Việc tiêm chủng được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, theo đúng quy trình an toàn của Bộ Y tế.

Bị chó con cắn có bị dại không? Những việc cần làm khi bị chó cắn
Tiêm vắc xin là giải pháp duy nhất giúp ngăn ngừa bệnh dại

Bài viết đã giúp trả lời thắc mắc chó con cắn có bị dại không. Khi bị chó con cắn, nguy cơ mắc bệnh dại dù thấp nhưng không thể chủ quan. Việc xử lý kịp thời vết thương và tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả để ngăn ngừa rủi ro. Mặc dù chó con có thể không mang virus dại, nhưng việc theo dõi tình trạng của chúng và tiến hành các biện pháp sơ cứu là rất quan trọng. 

Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi bệnh dại và các nguy cơ do virus dại gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin chính hãng, được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GSP, cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và quy trình tiêm chủng an toàn, khép kín. Đặt lịch tiêm nhanh chóng qua tổng đài miễn phí 1800 6928 để được hỗ trợ kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Ấn Độ
DSC_00706_f85ce0c536

244.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Pháp
DSC_04646_c19a65fd30

470.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Ấn Độ
DSC_04630_6b78c1a3ea

390.000đ

/ Lọ

/ Lọ

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN