Mang thai là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt khi sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm. Không ít thai phụ thắc mắc bầu bị cúm có sao không, cúm có gây dị tật thai nhi hay ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của bé hay không. Những lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, và việc trang bị kiến thức đúng cách sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong suốt thai kỳ.
Bầu bị cúm có sao không?
Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị cúm thì có thể gặp nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng, nhưng mẹ bầu cần hết sức cẩn thận vì cúm trong thai kỳ dễ dẫn đến nhiều biến chứng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
- Các triệu chứng cúm như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu,… có thể kéo dài lâu hơn bình thường. Nếu người bình thường thường khỏi sau 3 - 4 ngày thì mẹ bầu có thể mất từ 1 - 2 tuần mới hồi phục.
- Mẹ bầu dễ bị nặng hơn do sức đề kháng yếu hơn khi mang thai.
- Có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây tụt huyết áp, viêm màng não, viêm não (hiếm gặp).

Tác động đến thai nhi
- Cúm có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân hoặc thai chậm phát triển.
- Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Nghiên cứu còn cho thấy nếu mẹ bị sốt cao trong thời gian đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh và các vấn đề phát triển khác.
- Nếu mẹ bị sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài, lượng oxy cung cấp cho cơ thể có thể giảm, từ đó ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
- Nhảy mũi liên tục còn có thể kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ dọa sảy thai hoặc sinh sớm.

Mẹ bầu nên làm gì khi nghi bị cúm?
- Tuy cúm có thể gây nguy hiểm, nhưng không phải ai bị cúm cũng sẽ gặp biến chứng.
- Điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ cúm (như sốt cao, ho, đau họng, mệt mỏi…).
- Không nên tự ý dùng thuốc, vì nhiều loại thuốc điều trị cúm không an toàn cho thai kỳ.
- Khám sớm giúp bác sĩ chẩn đoán đúng và đưa ra hướng điều trị phù hợp, an toàn cho cả mẹ và bé.

Những điều mẹ bầu cần biết về bệnh cúm
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị cúm
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ trở nên yếu hơn để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Chính sự suy giảm này khiến cơ thể mẹ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, trong đó có virus cúm. Bên cạnh đó, khi mang thai, tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ máu và oxy cho cả mẹ và bé. Thai nhi càng lớn thì phổi mẹ càng bị ép lại, làm việc khó khăn hơn, từ đó khiến mẹ dễ mệt và dễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh, cùng với việc tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị cúm. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế đến nơi đông người và tăng cường sức đề kháng trong suốt thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết cúm khi mang thai
Khi bị cúm, mẹ bầu thường sẽ có các triệu chứng giống như người bình thường, nhưng đôi khi kéo dài hơn do sức đề kháng yếu. Một số dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:
- Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Đau đầu, cảm giác nặng vùng trán.
- Ớn lạnh hoặc gai người.
- Nghẹt mũi, sổ mũi liên tục.
- Viêm họng, rát cổ họng khi nuốt.
- Ho khan kéo dài.
- Đau nhức cơ thể, mỏi mệt toàn thân.
- Mệt mỏi, thiếu sức sống kéo dài đến vài tuần.

Các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ là cúm, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc đúng cách, tránh biến chứng ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.
Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh cúm hiệu quả?
- Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường yếu hơn nên dễ bị cảm cúm. Để bảo vệ sức khỏe, mẹ cần tránh tiếp xúc với người đang bị cúm, hạn chế đến nơi đông người và giữ khoảng cách với gia cầm tươi sống.
- Hằng ngày, mẹ nên ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin C, uống đủ nước, giữ ấm cơ thể và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Có thể dùng thêm nước chanh gừng hoặc mật ong để làm dịu cổ họng. Khi thời tiết thay đổi, mẹ bầu nên ở trong nhà, tránh gió thổi thẳng vào mặt khi ngủ.
- Nếu chẳng may bị cúm, mẹ không tự ý dùng thuốc mà cần đi khám bác sĩ. Một số loại thuốc trị cúm có thể gây hại cho thai nhi nếu dùng sai cách.
- Tiêm vắc xin là cách bảo vệ chủ động, an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm phòng vắc xin cúm đúng thời điểm, giúp thai kỳ diễn ra khỏe mạnh và an toàn.

Bầu bị cúm có sao không? Câu trả lời là có thể nguy hiểm nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời. Cúm trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa, tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai là bước đi thông minh và cần thiết.
Để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ một cách an toàn, mẹ nên chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết trước khi mang thai như vắc xin cúm, vắc xin viêm gan B, vắc xin thủy đậu… Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp Gói vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai với sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản – nhi và tiêm chủng. Với cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín giúp mẹ yên tâm bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi ngay từ những ngày đầu tiên.