Viêm màng não nhiễm khuẩn là một căn bệnh không chỉ nguy hiểm mà còn diễn tiến rất nhanh. Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh có thể kéo dài vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy cụ thể nó nguy hiểm tới mức nào? Làm sao để điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Viêm màng não nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
Viêm màng não do nhiễm khuẩn là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm màng não do nhiễm khuẩn là tình trạng màng não – lớp màng bao quanh não và tủy sống – bị vi khuẩn tấn công và gây viêm. Bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn, nhất là khi hệ miễn dịch bị suy yếu.
/viem_mang_nao_nhiem_khuan_nguy_hiem_ra_sao_dieu_tri_the_nao_1_d2c292038d.jpg)
Các loại vi khuẩn thường gây bệnh bao gồm: Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Chúng có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc gần hoặc qua máu từ ổ nhiễm trùng khác. Triệu chứng của viêm màng não nhiễm khuẩn thường đến rất nhanh và dữ dội, bao gồm:
- Sốt cao đột ngột;
- Đau đầu dữ dội;
- Cứng gáy;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Lú lẫn, thay đổi nhận thức;
- Co giật (trong nhiều trường hợp nặng).
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như: Tổn thương não, điếc vĩnh viễn, động kinh, thậm chí tử vong. Theo thống kê y tế, tỷ lệ tử vong của viêm màng não do nhiễm khuẩn có thể lên tới 20 - 30%, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Cách điều trị bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn
Việc điều trị viêm màng não do nhiễm khuẩn cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán đúng và can thiệp nhanh chóng sẽ giúp tăng khả năng hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng về sau:
Phương pháp chẩn đoán
Để xác định chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số phương pháp phổ biến gồm:
- Chọc dò dịch não tủy (CSF): Đây là bước quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ lấy một ít dịch não tủy qua thắt lưng để xét nghiệm. Nếu có viêm, dịch sẽ có màu đục, tăng bạch cầu, giảm glucose, tăng protein.
- Cấy dịch não tủy: Giúp xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Chụp CT scan hoặc MRI não: Dùng trong trường hợp nghỉ có biến chứng như phù não hoặc ổ áp xe.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng toàn thân.
/viem_mang_nao_nhiem_khuan_nguy_hiem_ra_sao_dieu_tri_the_nao_2_07ce2fa2f0.jpg)
Việc chẩn đoán sớm có thể giúp bác sĩ không chỉ xác định được nguyên nhân gây bệnh mà còn đánh giá được mức độ nghiêm trọng và có phương án điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh
Ngay khi nghi ngờ viêm màng não nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường được nhập viện cấp cứu ngay lập tức và điều trị tích cực bằng các bước sau:
- Kháng sinh phổ rộng: Được truyền tĩnh mạch ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm. Sau khi biết chính xác loại vi khuẩn, bác sĩ sẽ điều chỉnh kháng sinh phù hợp hơn.
- Corticosteroid: Như dexamethasone có thể được dùng để giảm viêm và hạn chế biến chứng thần kinh.
- Hạ sốt, giảm đau: Dùng thuốc hỗ trợ để giảm khó chịu cho bệnh nhân.
- Chăm sóc hỗ trợ: Truyền dịch, điều chỉnh điện giải, kiểm soát đường huyết, hô hấp,…
/viem_mang_nao_nhiem_khuan_nguy_hiem_ra_sao_dieu_tri_the_nao_3_85e96448a2.jpg)
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần hồi sức tích cực, thở máy hoặc can thiệp chống phù não. Sau điều trị, việc phục hồi chức năng và theo dõi lâu dài là rất quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ.
Phòng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn sao cho khoa học?
Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” chưa bao giờ đúng hơn với viêm màng não do nhiễm khuẩn. Dù bệnh có thể nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được nếu thực hiện đúng cách:
- Tiêm vắc xin đầy đủ: Đây là biện pháp quan trọng nhất. Hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn hoặc do vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib, vi khuẩn phế cầu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm phòng phù hợp.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ dùng cá nhân, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng: Nếu có người trong nhà bị viêm hô hấp, viêm tai giữa,... thì nên cách ly tương đối, đeo khẩu trang và vệ sinh nhà cửa kỹ lưỡng.
- Bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng: Một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt sẽ là cách tự nhiên giúp bạn tránh xa nhiều bệnh tật, bao gồm cả viêm màng não.
- Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Đừng chủ quan với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn… Nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường kéo dài hoặc đột ngột xuất hiện, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
/viem_mang_nao_nhiem_khuan_nguy_hiem_ra_sao_dieu_tri_the_nao_4_6ae7d83b27.jpg)
Bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trước nguy cơ mắc bệnh bằng việc tiêm phòng đầy đủ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay. Với đội ngũ y bác sĩ tận tình, chuyên môn cao cùng hệ thống vắc xin phòng viêm màng não đa dạng, chất lượng đảm bảo, Long Châu cam kết mang đến sự an toàn cho mỗi cá nhân. Tại đây bạn có thể chọn:
Để phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu, bạn có thể tiêm các vắc xin sau:
Ngoài ra, viêm màng não cũng có thể do vi khuẩn Hib gây ra. Để bảo vệ cơ thể, hãy tiêm một trong các vắc xin sau:
Trước khi tiêm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và làm xét nghiệm sàng lọc để chọn vắc xin phù hợp. Nếu lo ngại về phế cầu khuẩn, các vắc xin sau là lựa chọn tốt:
Hãy liên hệ với đội ngũ y bác sĩ, nhân viên tư vấn để được giải đáp thắc mắc về tiêm phòng hay giá vắc xin. Truy cập website Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay bây giờ để tiêm phòng.
Tổng kết lại, viêm màng não nhiễm khuẩn không phải là bệnh phổ biến hàng ngày, nhưng một khi đã mắc thì cực kỳ nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Tuy nhiên, với y học hiện đại và kiến thức đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Hãy luôn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân của bạn nhé!