icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Uốn ván nguy hiểm như thế nào? 8 biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng

Kim Ngân10/04/2025

Uốn ván nguy hiểm như thế nào khi đang là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều nước khu vực Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ chỉ với một vết thương nhỏ, nhưng vì sự chủ quan dẫn đến bệnh phát triển nghiêm trọng.

Trong những căn bệnh truyền nhiễm hiện nay, uốn ván vẫn là căn bệnh còn nhiều người chủ quan nhất vì chúng sẽ không gây ra hậu quả ngay lập tức mà sẽ tiềm ẩn rất lâu, đến khi phát hiện bệnh đã trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Vậy uốn ván nguy hiểm như thế nào? Cách phòng ngừa căn bệnh này như thế nào là phù hợp nhất? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây mời mọi người cùng theo dõi nhé.

Triệu chứng nhận biết khi bị bệnh uốn ván

Trước khi tìm hiểu về bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào, bạn đọc cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh để can thiệp kịp thời qua 4 dạng như sau:

  • Uốn ván toàn thân;
  • Uốn ván cục bộ;
  • Uốn ván đầu;
  • Uốn ván sơ sinh.
uon-van-nguy-hiem-nhu-the-nao-8-bien-chung-anh-huong-den-tinh-mang 1.png

Uốn ván toàn thân

Trong đó dạng uốn ván toàn thân sẽ chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh với các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Bệnh sẽ bắt đầu khởi phát từ 3 - 10 ngày, lâu nhất là 3 tuần sau khi bị thương. Nếu các vết thương bị nhiễm bẩn nặng, càng ủ bệnh ngắn, càng có nguy cơ tử vong cao. Sau đó xuất hiện cơn co cứng cơ đau dữ dội từ co thắt cơ hàm, cơ mặt, cơ gáy và cơ thân.
  • Cơ nhai bị co cứng, nuốt khó và làm các cơ mặt người bệnh giống với nét cười nhăn.
  • Cơ vùng gáy, cơ lưng, cơ bụng và một số vị trí khác bị co cứng.
  • Thẳng cứng người khi cong ưỡn người ra sau, làm cong người qua một bên hoặc gập người phía trước.
  • Một số trường hợp làm xuất hiện các cơn co cứng toàn thân với mức độ nghiêm trọng có thể làm bệnh nhân ngừng thở.

Uốn ván cục bộ

Uốn ván cục bộ có mức độ nhẹ và ít gặp, chỉ xuất hiện ở vị trí gần vết thương, trong đó uốn ván đầu là trường hợp hiếm gặp của uốn ván cục bộ khi bị nhiễm khuẩn tai hoặc chấn thương đầu.

Uốn ván sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván sơ sinh sau khi chào đời từ 3 - 28 ngày mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như cứng hàm, trẻ không mở miệng để bú sữa, bị co cứng, tím tái, co giật, thở không đều,... có thể khiến trẻ bị gãy xương vì gồng nhiều.

Một dấu hiệu khác của trẻ khi bị uốn ván sơ sinh đó là bị rối loạn thân nhiệt với nhiệt độ cao trên 41 độ C hoặc nhiệt độ thấp hơn 35 độ C và dễ gặp tiên lượng xấu.

Biến chứng của uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Bên cạnh các dấu hiệu bệnh uốn ván, các biến chứng dưới đây sẽ trả lời cho bạn đọc về việc uốn ván nguy hiểm như thế nào, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm:

Suy hô hấp

Suy hô hấp cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều ca tử vong vì uốn ván, vì lúc này dây thanh quản bị thắt chặt và cơ cổ, cơ bụng cứng lại gây co thắt toàn thân chỉ trong thời gian ngắn không kịp can thiệp.

Co thắt và cứng cơ

Biến chứng co thắt và cứng có do bị uốn ván có thể làm bệnh nhân ngưng thở ngay lập tức vì đường hô hấp bị cản trở, đồng thời cũng cho thấy uốn ván nguy hiểm như thế nào nếu không phát hiện sớm.

Biến chứng tim mạch

Những ảnh hưởng đến tim mạch có thể gặp do uốn ván là chậm nhịp tim, hạ huyết áp và ngưng tim đột ngột.

uon-van-nguy-hiem-nhu-the-nao-8-bien-chung-anh-huong-den-tinh-mang 2.png

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật cũng là một biến chứng nguy hiểm của uốn ván khi làm huyết áp tăng giảm thất thường, loạn nhịp tim, sốt cao, thở gấp,...

Tắc động mạch và rạn da

Máu đông di chuyển khắp cơ thể làm ngăn chặn động mạch chính của phổi hoặc có thể làm thuyên tắc phổi vì một trong các nhánh.

Biến chứng về xương khớp

Biểu hiện co giật và co thắt nhiều có thể làm gãy xương cột sống hoặc các xương khác, đặc biệt là tỷ lệ bị rách cơ cao.

Viêm phổi

Một trong các biến chứng co thắt toàn thân đó là vô tình hít phải thứ gì đó vào phổi dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp.

uon-van-nguy-hiem-nhu-the-nao-8-bien-chung-anh-huong-den-tinh-mang 3.png

Suy thận

Tình trạng co thắt cơ liên tục làm phá hủy cơ xương, dẫn đến protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận cấp.

Tiêm ngừa vắc xin uốn ván ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và gia đình

Với mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván như đã đề cập ở trên, người bệnh sẽ phải mất nhiều chi phí và thời gian điều trị tối thiểu từ 2 tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người.

Trong đó riêng các trường hợp mắc bệnh nhẹ, chi phí cũng dao động ít nhất từ 20 triệu đồng và trường hợp nặng bắt buộc cần sự hỗ trợ từ máy cũng như điều trị các biến chứng có thể gặp như bệnh gan, thận, tim mạch,... cũng dao động lên đến vài trăm triệu đồng.

Như vậy có thể thấy tiêm ngừa vắc xin uốn ván là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh, vừa tiết kiệm chi phí chữa trị và tối ưu thời gian. Đặc biệt các đối tượng được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt đó là người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên,... với phác đồ tiêm từ 3 - 4 mũi tùy vào đối tượng.

Riêng đối với trẻ nhỏ, vắc xin ngừa bệnh uốn ván thường được tiêm kết hợp phòng ngừa thêm các bệnh lý khác để giảm số lần tiêm cho trẻ, nhưng ba mẹ cần lưu ý lịch tiêm uốn ván cho trẻ em để tránh bỏ lỡ mũi tiêm bằng cách tham khảo các loại vắc xin uốn ván hiện có tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá tham khảo:

  • Vắc xin Infanrix Hexa (6 trong 1: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, Hib): 995.000 đồng.
  • Vắc xin Hexaxim (6 trong 1: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, Hib): 995.000 đồng.

Lưu ý: Giá vắc xin có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Liên hệ ngay qua hotline hỗ trợ 1800 6928 của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hoặc đặt lịch trực tiếp để nhận tư vấn chi tiết và sắp xếp lịch sớm nhất.

uon-van-nguy-hiem-nhu-the-nao-8-bien-chung-anh-huong-den-tinh-mang 4.png

Hy vọng qua thông tin trong viết trên bạn đọc sẽ hiểu được bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào, từ đó có thể chủ động phòng ngừa để bảo vệ bản thân và người thân của mình bằng cách thực hiện tiêm vắc xin từ khi chưa có vết thương để cơ thể có sẵn miễn dịch chống lại bệnh, đặc biệt là nhóm phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để ngừa bệnh uốn ván cho cả mẹ và thai nhi.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN