Uốn ván (tên gọi dân gian là chứng phong đòn gánh) là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra qua một loại độc tố - nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh, não và toàn bộ cơ quan trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì sự nguy hiểm mà uốn ván gây ra ngày càng nhiều, nên cách phòng ngừa bệnh uốn ván cũng như các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là ai hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể đến bạn đọc về vấn đề này.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván
Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh uốn ván vì vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các vết thương hở do xây xước và không tiệt trùng kỹ, phát triển độc tố vào não và tủy sống khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức vì cơ hô hấp bị co cứng. Dưới đây là nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh nhất:
- Người làm việc trong môi trường nước thải, cống rãnh;
- Người làm việc trong trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc;
- Bộ đội, thanh niên xung phong;
- Người làm ở nông trường, trang trại, làm vườn;
- Trẻ em ở mọi độ tuổi, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi có bệnh nền;
- Công nhân làm trong công trình.
/phong_ngua_benh_uon_van_hieu_qua_tu_viec_tiem_vac_xin_1_68cff60f2c.png)
Phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả từ việc tiêm vắc xin
Trước tỷ lệ tử vong do mắc bệnh uốn ván đến 90% ở người lớn và đến 95% bện uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, cách phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất được nhiều người áp dụng đó là tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Vắc xin uốn ván thuộc loại vắc xin bất hoạt được khuyến cáo ở mỗi quốc gia cho tất cả nhóm đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, người trưởng thành, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai,... Riêng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn có thể chọn tiêm vắc xin uốn ván đơn thuần hoặc tiêm kết hợp phòng ngừa với các bệnh khác như:
- Vắc xin 4 trong 1 ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt;
- Vắc xin 6 trong 1 ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - các bệnh do vi khuẩn Hib;
- Vắc xin uốn ván đơn TT.
/phong_ngua_benh_uon_van_hieu_qua_tu_viec_tiem_vac_xin_2_6b4c7f0169.png)
Lịch tiêm cụ thể của vắc xin uốn ván tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu
Dưới đây là danh sách các loại vắc xin ngừa uốn ván hiện được cấp phép lưu hành tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với từng đối tượng, phác đồ tiêm theo mũi, nơi sản xuất khác nhau.
Vắc xin 4 trong 1 ngừa uốn ván
Vắc xin Tetraxim (Pháp) ngừa 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt do tập đoàn Sanofi Pasteur nghiên cứu và sản xuất.
Đối tượng chỉ định: Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.
Lịch tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi:
- Liều 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 1 tháng sau liều 2.
- Liều 4: Ít nhất 12 tháng sau liều 3.
- Liều nhắc lại: Cách ít nhất 3 năm sau liều 4, hoặc lúc trẻ 4 - 6 tuổi (theo khuyến cáo của WHO và CDC).
/phong_ngua_benh_uon_van_hieu_qua_tu_viec_tiem_vac_xin_3_6d4358c1f2.png)
Lịch tiêm cho trẻ từ 7 tuổi đến 13 tuổi: Chưa tiêm vắc xin mũi nào hoặc không nhớ lịch sử tiêm:
- Liều 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Vắc xin 6 trong 1 ngừa uốn ván
Vắc xin 6 trong 1 thường được nhiều phụ huynh lựa chọn vì tính tiện lợi và bảo vệ toàn diện cho trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - các bệnh do vi khuẩn Hib, tại Việt Nam hiện lưu hành 2 loại vắc xin 6 trong 1, bao gồm:
- Vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ): Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm có trụ sở tại Anh - GlaxoSmithKline (GSK) và được sản xuất nhà máy ở Bỉ.
- Vắc xin Hexaxim (Pháp): Được nghiên cứu, sản xuất và phân phối bởi tập đoàn Sanofi Pasteur ở Pháp.
Đối tượng chỉ định: Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến tròn 24 tháng tuổi.
Lịch tiêm chung của vắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim bao gồm:
- Liều 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 1 tháng sau liều 2.
- Liều 4: Ít nhất 12 tháng sau liều 3.
Lưu ý: Tiêm liều 3 trễ và trẻ đã hơn 12 tháng tuổi: Liều 4 cách liều 3 ít nhất 6 tháng và phải hoàn thành lịch tiêm trước khi trẻ 24 tháng tuổi.
/phong_ngua_benh_uon_van_hieu_qua_tu_viec_tiem_vac_xin_4_dc4eedffbb.png)
Vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa bệnh uốn ván
Vắc xin 3 trong 1 là mũi tiêm kết hợp ngừa 3 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván bao gồm 2 loại:
- Vắc xin Adacel (Canada): Được sản xuất tại Canada và được nghiên cứu, phát triển bởi tập đoàn Sanofi Pasteur (Pháp).
- Vắc xin Boostrix (Bỉ): Được sản xuất tại Bỉ bởi tập đoàn dược phẩm nổi tiếng về các chế phẩm sinh học - GlaxoSmithKline (GSK).
Đối tượng chỉ định:
- Vắc xin Adacel: Trẻ em từ 4 tuổi đến người 64 tuổi.
- Vắc xin Boostrix: Trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn.
Lịch tiêm nhắc lại cho trẻ từ 4 tuổi:
- Vắc xin Adacel: Liều nhắc lại của vắc xin DTaP cho trẻ từ 4 - 6 tuổi.
- Vắc xin Boostrix: Liều nhắc lại của vắc xin DTaP cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Lịch tiêm cho trẻ từ 7 tuổi chưa tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván lần nào và không nhớ lịch sử tiêm.
- Liều 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2.
- Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm theo khuyến cáo.
/phong_ngua_benh_uon_van_hieu_qua_tu_viec_tiem_vac_xin_5_1d1b11ee55.png)
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT được Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang IVAC của Việt Nam kết hợp nghiên cứu phát triển và sản xuất.
Đối tượng chỉ định: Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn (trẻ em < 7 tuổi sẽ được bác sĩ ưu tiên chỉ định các vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 4 trong 1 tùy độ tuổi).
Lịch tiêm cơ bản:
- Liều 1: Lần đầu tiên tiêm.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Lịch tiêm cho phụ nữ có thai ở 3 tháng giữa hoặc cuối chỉ tiêm 1 mũi, chưa tiêm mũi nào hoặc không nhớ lịch sử tiêm.
- Liều 1: Tiêm khi có thai lần đầu.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2 hoặc lần có thai sau.
- Liều 4: Ít nhất 1 năm sau liều 3 hoặc lần có thai sau.
- Liều 5: Ít nhất 1 năm sau liều 4 hoặc lần có thai sau.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm hoặc lần có thai sau cách liều gần nhất ít nhất 1 năm trở lên.
Trường hợp đã tiêm từ 2 liều trở lên trước khi có thai (thời điểm > 1 tuổi):
- Tiêm 1 liều cách liều gần nhất ít nhất 6 tháng.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm hoặc lần có thai sau.
Trường hợp đã tiêm 3 liều cơ bản (thời điểm < 1 tuổi):
- Liều 1: Tiêm khi có thai lần đầu.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm hoặc lần có thai sau.
Vắc xin uốn ván - bạch hầu hấp phụ Td
Vắc xin uốn ván - bạch hầu hấp phụ Td vừa có tác dụng kích thích miễn dịch vừa chống lại cả 2 bệnh bạch hầu và uốn ván, do IVAC nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam.
Đối tượng chỉ định: Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn.
Lịch tiêm khi đã tiêm đủ miễn dịch cơ bản bạch hầu và uốn ván:
- Tiêm nhắc 1 liều lúc 7 tuổi.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Lịch tiêm cho trẻ từ 7 tuổi trở lên, khi chưa tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván lần nào hoặc không nhớ lịch sử tiêm:
- Liều 1: Lần đầu tiên tiêm.
- Liều 2: Ít nhất 1 tháng sau liều 1.
- Liều 3: Ít nhất 6 tháng sau liều 2.
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Đăng ký lịch tiêm ngay hôm nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline hỗ trợ 1800 6928 để được hỗ trợ ngừa bệnh uốn ván tốt nhất và phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
/phong_ngua_benh_uon_van_hieu_qua_tu_viec_tiem_vac_xin_6_462fc36ca7.png)
Trên đây là những thông tin về cách phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả hiện được nhiều người áp dụng, hi vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc những vấn đề liên quan đến bệnh uốn ván và giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm.