icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Tìm hiểu về phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em

Bích Thùy30/06/2025

Nhiễm trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiễm khuẩn và suy đa cơ quan. Do đó, việc điều trị cần tập trung loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, đồng thời xử lý kịp thời các biến chứng nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Cùng tìm hiểu phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em trong bài viết sau.

Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết, là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?

Tổng quan về nhiễm trùng máu ở trẻ em

Do hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, khả năng chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh còn hạn chế, nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở nhóm đối tượng này thường cao hơn. Nhiễm trùng máu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng. Ổ nhiễm khuẩn có thể xuất phát từ nhiều cơ quan như da, phổi, tiêu hóa, tiết niệu hoặc cơ xương. Việc xác định đúng vị trí ổ nhiễm ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị.

Tình trạng nhiễm trùng máu có diễn tiến nhanh và phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Bệnh gây tổn thương đến nhiều cơ quan như gan, thận và khiến sức khỏe bệnh nhi suy giảm nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

Nhiễm trùng máu ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Suy hô hấp;
  • Rối loạn đông máu;
  • Suy chức năng nhiều cơ quan:
  • Sốc nhiễm khuẩn (biến chứng nặng và phổ biến nhất).

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ hoàn toàn có khả năng hồi phục và tránh được các hậu quả nghiêm trọng. 

Tìm hiểu về phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em 1
Nhiễm trùng máu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng

Phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em

Việc phát hiện và can thiệp sớm trong điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao khả năng phục hồi và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Để điều trị hiệu quả, phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Tiêu diệt vi khuẩn là mục tiêu chính, dựa trên kết quả xét nghiệm để xác định chính xác mầm bệnh.
  • Kiểm soát các biến chứng: Điều trị kịp thời những rối loạn do nhiễm trùng máu gây ra.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hỗ trợ cơ thể nâng cao sức đề kháng trong suốt quá trình điều trị.
Tìm hiểu về phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em 2
Để điều trị hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em

Phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em chi tiết bao gồm:

Điều trị nguyên nhân chính

Vì vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng máu ở trẻ, nên kháng sinh là nhóm thuốc điều trị chủ lực. Việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Dựa vào kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc phù hợp.
  • Ưu tiên liều cao, đường tiêm tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
  • Phối hợp kháng sinh trong trường hợp vi khuẩn kháng thuốc mạnh hoặc chưa xác định chính xác nguyên nhân.
  • Thời gian điều trị thường kéo dài từ 2 tuần trở lên, có thể dài hơn tuỳ mức độ nặng.

Kháng sinh kết hợp thường được áp dụng khi:

  • Cần điều trị bao vây khi chưa rõ mầm bệnh.
  • Vi khuẩn đề kháng hoặc có đa tác nhân gây bệnh.
  • Cần ngăn chặn sự phát triển của chủng kháng thuốc.
  • Muốn tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

Lựa chọn kháng sinh theo loại vi khuẩn:

  • Nhiễm khuẩn Gram dương (+): Sử dụng Cephalosporin thế hệ I kết hợp với Aminoglycosid hoặc Quinolon.
  • Nhiễm khuẩn Gram âm (-): Dùng Cephalosporin thế hệ III kết hợp với Aminoglycosid hoặc Quinolon.
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn đa kháng: Ưu tiên các kháng sinh phổ rộng và mạnh như Imipenem, Meropenem, Quinolon hoặc Ticarcillin kết hợp Clavulanic acid. Có thể dùng Cefoperazone - Sulbactam ± Amikacin.

Sau khoảng 10 - 14 ngày, cần đánh giá lại các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng để điều chỉnh loại kháng sinh cho phù hợp, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn hạn chế tác dụng phụ.

Tìm hiểu về phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em 3
Vì vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng máu ở trẻ, nên kháng sinh là nhóm thuốc điều trị chủ lực

Điều trị biến chứng 

Ngoài việc xử lý nguyên nhân gây bệnh, điều trị các biến chứng do nhiễm trùng máu gây ra là bước quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh và bảo vệ chức năng sống của trẻ.

  • Cần bù lại lượng dịch bị mất, cân bằng nước và điện giải nhằm hỗ trợ tuần hoàn máu.
  • Dùng các dung dịch truyền như Ringer lactate hoặc Dextrose để thải độc và hỗ trợ tuần hoàn.
  • Chống toan chuyển hóa (thường là hệ quả của sốc nhiễm khuẩn): Phải xử trí sốc càng sớm càng tốt. Nếu có dấu hiệu nhiễm toan nặng, có thể chỉ định natri bicarbonate để điều chỉnh tình trạng toan máu.
  • Truyền huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu hoặc yếu tố đông máu nếu bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn đông máu.
  • Trợ tim mạch và hồi sức hô hấp.
  • Lọc máu liên tục khi trẻ bị suy thận cấp, có rối loạn huyết động hoặc suy đa cơ quan. Ngoài ra, lọc máu còn giúp loại bỏ các chất gây viêm như cytokine, giảm độc tố trong máu.

Xử lý triệt để ổ nhiễm

Để điều trị tận gốc, cần loại bỏ các ổ nhiễm còn tồn tại trong cơ thể:

  • Phẫu thuật nếu ổ nhiễm khuẩn nằm sâu hoặc không thể dẫn lưu bằng các biện pháp đơn giản.
  • Chích rạch và dẫn lưu mủ trong các trường hợp áp xe dưới da.
  • Tháo bỏ các vật thể ngoại lai như ống thông, catheter,… nếu chúng là nguồn gây nhiễm.

Tăng cường miễn dịch và sức đề kháng

Việc hỗ trợ miễn dịch giúp trẻ chống chọi tốt hơn với bệnh:

  • Truyền máu, truyền đạm,…
  • Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất đạm, rau củ quả và vitamin tự nhiên nhằm phục hồi thể trạng nhanh chóng.

Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng máu ở trẻ em

Để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc nhiễm trùng máu, cha mẹ cần lưu ý những biện pháp sau:

  • Tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu.
  • Điều trị dứt điểm các ổ mủ, không tự ý nặn mụn.
  • Dùng kháng sinh sớm, đúng liều trong các bệnh dễ dẫn đến nhiễm trùng máu.
  • Kết hợp chế độ ăn hợp lý khi dùng thuốc ức chế miễn dịch để tăng đề kháng.
Tìm hiểu về phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em 4
Để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc nhiễm trùng máu, cha mẹ cần tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về phác đồ điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em. Nhiễm trùng máu ở trẻ là một bệnh lý nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và can thiệp điều trị kịp thời, trẻ hoàn toàn có khả năng hồi phục.

Tiêm vắc xin phế cầu là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp vắc xin chính hãng, được bảo quản đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng và an toàn khi tiêm. Trung tâm sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, không gian sạch sẽ, thoáng mát cùng đội ngũ y tế chuyên môn cao, tận tâm. Bên cạnh đó, dịch vụ nhắc lịch tiêm tự động và tư vấn miễn phí cũng giúp phụ huynh dễ dàng theo dõi lịch tiêm phòng cho con. Quý khách có thể liên hệ tổng đài miễn phí 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm nhanh chóng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN