Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, để phòng ngừa bệnh, nhiều người thường lựa chọn biện pháp tiêm phòng. Nhưng khi thấy phác đồ tiêm chủng 2 mũi, nhiều người thắc mắc tiêm thủy đậu 1 mũi có được không? Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu giải đáp thắc mắc này ngay trong nội dung sau đây.
Tiêm thủy đậu 1 mũi có được không?
Tiêm thủy đậu 1 mũi có được không? Câu trả lời là không, vì một mũi vắc xin không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến nghị nên tiêm đủ 2 mũi để đảm bảo khả năng miễn dịch tốt nhất.
Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang cung cấp dịch vụ tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, với hai loại vắc xin phổ biến là Varixax và Varilrix. Cả hai loại vắc xin đều có phác đồ tiêm chủng 2 mũi. Phác đồ chi tiết của từng loại vắc xin như sau:
Phác đồ tiêm vắc xin thủy đậu Varivax
Vắc xin Varivax được sử dụng rộng rãi để phòng bệnh thủy đậu, với lịch tiêm như sau:
Đối với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau 3 tháng kể từ mũi đầu tiên.
Đối với thanh thiếu niên (≥ 13 tuổi) và người lớn:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau 1 tháng kể từ mũi đầu tiên.
/tiem_thuy_dau_1_mui_co_duoc_khong_ai_nen_va_khong_nen_tiem_ngua_thuy_dau_4_c2924dbc67.png)
Phác đồ tiêm vắc xin thủy đậu Varilrix
Vắc xin Varilrix cũng là một lựa chọn phòng ngừa hiệu quả với lịch tiêm như sau:
Đối với trẻ từ 9 tháng đến 12 tuổi:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau 3 tháng kể từ mũi đầu tiên.
Đối với người từ 13 tuổi trở lên:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Tiêm sau 1 tháng kể từ mũi đầu tiên.
Như vậy, với phác đồ tiêm chủng trên, câu trả lời cho câu hỏi tiêm thủy đậu 1 mũi có được không, là không. Việc tuân thủ lịch tiêm sẽ giúp cơ thể sản sinh miễn dịch hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm.
/tiem_thuy_dau_1_mui_co_duoc_khong_ai_nen_va_khong_nen_tiem_ngua_thuy_dau_1_9d5c3c7aa2.png)
Mức độ nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là căn bệnh không thể chủ quan, một khi đã tiêm chủng, nên tuân thủ theo lịch tiêm 2 mũi để bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu nhất. Một trong những điều nên cẩn trọng với căn bệnh này chính là về mức độ lây nhiễm. Thủy đậu là bệnh lây nhiễm rất cao, có thể lây từ người sang người qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt phỏng.
- Hít phải các giọt bắn từ người bệnh khi ho, hắt hơi.
- Chạm vào các vật dụng bị nhiễm virus, như quần áo, đồ chơi, chăn gối.
Dù đa số các ca thủy đậu diễn biến nhẹ, bệnh vẫn có thể gây biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng da do các nốt phỏng bị bội nhiễm.
- Viêm phổi do virus thủy đậu, đặc biệt nguy hiểm ở người lớn.
- Viêm não, có thể để lại di chứng thần kinh.
- Nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.
Trước khi có vắc xin thủy đậu vào năm 1995, hầu như ai cũng mắc bệnh này khi còn nhỏ. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, nhờ vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm gần 90%.
Vậy nên, tiêm thủy đậu 1 mũi có được không, câu trả lời là không nên. Hãy tiêm đủ 2 mũi vắc xin để bảo vệ bản thân và cộng đồng một cách hiệu quả nhất trước những biến chứng và tác hại nguy hiểm của căn bệnh truyền nhiễm này.
/tiem_thuy_dau_1_mui_co_duoc_khong_ai_nen_va_khong_nen_tiem_ngua_thuy_dau_3_5405db8cfd.png)
Ai nên và không nên tiêm vắc xin thủy đậu?
Các phần trên đã làm sáng tỏ câu hỏi tiêm thủy đậu1 mũi được không? Nhưng bên cạnh đó một câu hỏi khác được đặt ra là ai nên tiêm và không nên tiêm?
Những đối tượng nên tiêm vắc xin thủy đậu:
- Trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng
- Người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, cần tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng để bảo vệ thai nhi.
- Người có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn bệnh, như nhân viên y tế, giáo viên, quân nhân.
Những đối tượng không nên tiêm vắc xin thủy đậu:
- Dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.
- Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Có hệ miễn dịch suy giảm do bệnh lý hoặc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
- Đang mắc bệnh lao chưa điều trị.
- Bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính, nên đợi đến khi hồi phục mới tiêm.
- Gần đây đã truyền máu hoặc tiêm vắc xin sống giảm độc lực khác.
Nếu bạn thuộc nhóm cần lưu ý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm phòng.
Tiêm vắc xin thủy đậu ở đâu?
Bên cạnh câu hỏi, tiêm thủy đậu 1 mũi có được không nhiều người cũng băn khoăn về địa chỉ tiêm thủy đậu uy tín. Tiêm Chủng Long Châu là một trung tâm y tế chuyên cung cấp dịch vụ tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho trẻ em và người lớn. Với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế dày dạn kinh nghiệm, Long Châu cam kết mang đến những loại vắc xin chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêm chủng của cộng đồng.
Việc chủ động tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
/tiem_thuy_dau_1_mui_co_duoc_khong_ai_nen_va_khong_nen_tiem_ngua_thuy_dau_2_2f71edc798.png)
Vậy tiêm thủy đậu 1 mũi có được không? Câu trả lời là không. Để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất, cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo đúng lịch trình. Thủy đậu là bệnh lây lan nhanh, có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn chưa từng mắc bệnh. Vì vậy, tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đang cân nhắc tiêm vắc xin, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và tiêm chủng kịp thời.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ tiêm chủng an toàn với vắc xin chính hãng, được bảo quản theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Khách hàng đến tiêm sẽ được đội ngũ nhân viên y tế tận tâm tư vấn, theo dõi sức khỏe sau tiêm và hỗ trợ chu đáo. Với không gian tiêm chủng hiện đại, quy trình chuyên nghiệp và thời gian linh hoạt, Long Châu mang đến trải nghiệm thuận tiện và an toàn cho mọi khách hàng. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua số hotline miễn phí 1800 6928.