icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Tại sao phụ nữ thường bị tiêu chảy khi có kinh?

Ngọc Vân28/04/2025

Kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên và lặp lại hàng tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bên cạnh những triệu chứng thường thấy như mệt mỏi, đau bụng dưới, nhiều chị em còn phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy khó chịu mỗi khi "đến tháng". Vậy tại sao phụ nữ thường bị tiêu chảy khi có kinh? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Trong những ngày “đèn đỏ”, nhiều phụ nữ không chỉ phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi, đau bụng hay cáu gắt mà còn gặp phải tình trạng tiêu chảy - một triệu chứng khiến không ít người hoang mang. Tại sao phụ nữ thường bị tiêu chảy khi có kinh? Liệu đây có phải dấu hiệu bất thường hay chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao phụ nữ thường bị tiêu chảy khi có kinh?

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Mặc dù không nguy hiểm, tình trạng này lại gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt trong những ngày nhạy cảm. Vậy đâu là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị tiêu chảy khi có kinh?

Sự gia tăng hormone prostaglandin

Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sản sinh nhiều hormone prostaglandin, một chất trung gian hóa học có vai trò thúc đẩy co bóp tử cung nhằm đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Tuy nhiên, khi lượng prostaglandin tăng quá mức, nó không chỉ tác động lên tử cung mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột già. Prostaglandin có thể khiến ruột co bóp nhiều hơn, làm tăng nhu động ruột và dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, chất này còn làm tăng tiết dịch và điện giải trong lòng ruột, từ đó gây rối loạn phân.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Trong những ngày hành kinh, nhiều phụ nữ có xu hướng ăn các món lạnh, uống nước đá, nước ngọt có gas hoặc sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ. Đây là những yếu tố dễ làm tăng kích thích đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Thể trạng suy yếu, dễ nhiễm lạnh

Giai đoạn hành kinh là thời điểm cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn bình thường. Những cơn co thắt tử cung không chỉ gây đau bụng mà còn đi kèm hiện tượng hạ thân nhiệt cục bộ, gây cảm giác ớn lạnh. Tình trạng lạnh bụng kết hợp với hệ miễn dịch suy yếu có thể góp phần làm rối loạn chức năng tiêu hóa và khởi phát tiêu chảy.

tai-sao-phu-nu-thuong-bi-tieu-chay-khi-co-kinh-1.jpg

Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp chị em chủ động chăm sóc bản thân tốt hơn trong kỳ kinh, chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và giữ ấm cơ thể, từ đó giảm thiểu những triệu chứng khó chịu không mong muốn.

Cách điều trị tiêu chảy khi có kinh ở phụ nữ

Tiêu chảy khi có kinh là hiện tượng thường gặp, gây ra không ít bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều chị em. Để kiểm soát và cải thiện tình trạng này, phụ nữ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Uống đủ nước và bổ sung điện giải: Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và các khoáng chất thiết yếu như natri, kali. Nên uống nước đều trong ngày và bổ sung thêm một cốc nước sau mỗi lần đi ngoài. Các loại nước có chứa điện giải như nước dừa, nước hoa quả pha loãng hoặc nước uống thể thao là lựa chọn phù hợp.
  • Ăn chế độ ăn lỏng, dễ tiêu: Khi đường ruột đang nhạy cảm, chế độ ăn lỏng giúp ruột “nghỉ ngơi” và giảm gánh nặng tiêu hóa. Có thể sử dụng nước lọc, cháo loãng, nước ép hoặc súp trong giai đoạn đầu.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Chia nhỏ khẩu phần giúp cơ thể dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng quá tải cho hệ tiêu hóa.
tai-sao-phu-nu-thuong-bi-tieu-chay-khi-co-kinh.jpg
  • Bổ sung thực phẩm giàu pectin: Pectin là chất xơ hòa tan giúp làm đặc phân và làm dịu niêm mạc ruột. Chuối chín và sữa chua không đường là những thực phẩm nên ăn khi xảy ra tình trạng này.
  • Tránh các yếu tố kích thích tiêu hóa: Cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm lạnh hoặc cay nóng, cà phê, rượu bia, đồ uống có gas và các sản phẩm sữa nếu thấy tình trạng tiêu chảy nặng hơn sau khi dùng.
  • Giảm căng thẳng và vận động nhẹ nhàng: Stress và lo âu có thể khiến triệu chứng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Dành thời gian thiền, tĩnh tâm hoặc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày giúp ổn định tinh thần và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Dùng thuốc nếu cần thiết: Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn như loperamide, hoặc thuốc giảm đau như ibuprofen để giảm chuột rút. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
tai-sao-phu-nu-thuong-bi-tieu-chay-khi-co-kinh-2.jpg

Một số vấn đề tiêu hóa có thể gặp phải khi đến kỳ kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi về nội tiết tố, đặc biệt là sự thay đổi nồng độ hormone prostaglandin. Những biến động này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

  • Táo bón: Trong một số chu kỳ, thay vì bị tiêu chảy, phụ nữ có thể bị táo bón. Sự thay đổi hormone cùng với việc ít vận động hoặc ăn uống kém khoa học dễ khiến nhu động ruột giảm, làm phân khô cứng và khó đi ngoài.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Sự tích tụ khí trong ruột hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ có thể gây cảm giác căng tức, khó chịu vùng bụng dưới. Đây là một triệu chứng thường gặp trước hoặc trong những ngày đầu hành kinh.

Mức độ và tần suất các triệu chứng này có thể thay đổi theo từng chu kỳ, phụ thuộc vào cơ địa và lối sống mỗi người.

tai-sao-phu-nu-thuong-bi-tieu-chay-khi-co-kinh-4.jpg

Tình trạng tiêu chảy khi có kinh tuy gây khó chịu nhưng là phản ứng sinh lý phổ biến, thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố và hoạt động của prostaglandin trong cơ thể. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân, giúp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt đến theo dõi sức khỏe tiêu hóa định kỳ. Nếu triệu chứng kéo dài, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, chị em nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN