Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra, thường bùng phát vào mùa mưa và lây lan nhanh qua muỗi vằn. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định y tế, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò thiết yếu trong quá trình hồi phục của người bệnh. Đặc biệt, bổ sung các loại trái cây phù hợp giúp bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng và hỗ trợ quá trình tái tạo tiểu cầu. Vậy những loại trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bù nước, cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu, một biến chứng thường gặp của bệnh. Vậy, những loại trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết là gì? Dưới đây là một số loại trái cây được các chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung trong giai đoạn bệnh sốt xuất huyết:
- Đu đủ: Chứa nhiều vitamin A, C, E, folate và đặc biệt là enzyme papain, hỗ trợ tiêu hóa và tăng hấp thu dưỡng chất. Nước ép đu đủ cũng được chứng minh có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu, hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ xuất huyết.
/sot_xuat_huyet_nen_an_gi_nhung_loai_trai_cay_tot_cho_nguoi_bi_sot_xuat_huyet_1_8213846ba9.jpg)
- Kiwi: Là loại trái cây giàu vitamin C, vitamin K, chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa mạnh. Kiwi có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương do virus Dengue.
- Lựu: Giàu polyphenol và flavonoid, những hợp chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Nước ép lựu không chỉ giúp tăng lượng tiểu cầu mà còn cải thiện tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng.
- Ổi: Là một trong những nguồn cung vitamin C tự nhiên dồi dào, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh tiểu cầu và cải thiện chức năng miễn dịch. Nên chọn ổi chín mềm hoặc dùng ở dạng nước ép để dễ tiêu hóa.
- Cam, dưa gang: Bổ sung vitamin, bù nước và điện giải hiệu quả. Nước ép cam, dưa gang rất phù hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao, mất nước và mệt mỏi.
- Chuối: Là loại trái cây giàu kali, vitamin B6, giúp phòng ngừa rối loạn điện giải và hỗ trợ tiêu hóa.
/sot_xuat_huyet_nen_an_gi_nhung_loai_trai_cay_tot_cho_nguoi_bi_sot_xuat_huyet_2_50a1d07c9f.jpg)
Chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết
Dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Xây dựng một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất và phù hợp với thể trạng sẽ cải thiện miễn dịch, hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi.
Ưu tiên bù nước và điện giải
Sốt cao kéo dài khiến người bệnh mất nước nghiêm trọng, kéo theo mất cân bằng điện giải. Do đó, việc bù nước kịp thời là ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng. Ngoài nước lọc, người bệnh nên sử dụng dung dịch oresol hoặc các loại nước giàu điện giải như nước dừa, nước ép cam, bưởi, chanh… Những loại nước này không chỉ giúp duy trì thể tích tuần hoàn mà còn cung cấp thêm vitamin C giúp tăng cường sức bền thành mạch và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng
Trong giai đoạn sốt, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nát kết hợp với các loại thịt nạc, trứng, đậu phụ hoặc sữa. Thực phẩm giàu chất đạm và kẽm như thịt gà, thịt bò, cá… sẽ hỗ trợ tăng sinh bạch cầu, nâng cao đề kháng và thúc đẩy tái tạo tế bào. Nếu bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, nên bổ sung thêm sữa để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết.
Hạn chế thực phẩm gây kích ứng tiêu hóa
Người bị sốt xuất huyết nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ngọt tinh luyện và nước ngọt có gas. Những loại thực phẩm này dễ gây đầy bụng, khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình hồi phục.
Với nguyên tắc: Đủ nước, đủ năng lượng, dễ tiêu hóa, giàu vi chất giúp chăm sóc và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để điều chỉnh khẩu phần phù hợp với từng giai đoạn tiến triển.
/sot_xuat_huyet_nen_an_gi_nhung_loai_trai_cay_tot_cho_nguoi_bi_sot_xuat_huyet_3_5523935f87.jpg)
Bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin và khoáng chất, người bệnh cũng cần kiêng một số nhóm thực phẩm có thể gây cản trở quá trình điều trị.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán: Các món ăn nhiều dầu mỡ dễ gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa vốn đang suy yếu do sốt cao kéo dài. Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm giảm hiệu quả miễn dịch, gây tổn thương mao mạch.
- Đồ ăn cay nóng: Gia vị cay như ớt, tiêu có thể làm tăng tiết dịch vị, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Do đó, nên hạn chế tối đa các món ăn cay trong giai đoạn mắc bệnh.
- Đồ uống có gas, caffeine, nước ngọt đóng chai: Những loại đồ uống này có thể gây mất nước, rối loạn điện giải và làm tim đập nhanh, không có lợi cho người bệnh. Thay vào đó, nên ưu tiên nước lọc, nước dừa, nước hoa quả tươi.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, tiêm vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế diễn tiến nặng. Tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết Qdenga là giải pháp chủ động giúp bảo vệ trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn khỏi nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nặng.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin Qdenga với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, quy trình tiêm chủng an toàn và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Liên hệ ngay hotline 1800 6928 hoặc đăng ký lịch tiêm sớm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trước mùa dịch.
/sot_xuat_huyet_nen_an_gi_nhung_loai_trai_cay_tot_cho_nguoi_bi_sot_xuat_huyet_4_5215d1f34c.jpg)
Những loại trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết như cam, bưởi, dừa, đu đủ, lựu… không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiểu cầu, tăng sức bền thành mạch và rút ngắn thời gian điều trị. Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với nghỉ ngơi đầy đủ và theo dõi y tế sát sao sẽ giúp người bệnh nhanh chóng ổn định sức khỏe và phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.