Sốt thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như sốt cao, chán ăn, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Việc hiểu rõ về đặc điểm của bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Vậy sốt thương hàn có lây không và lây nhiễm qua những con đường nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Sốt thương hàn là gì?
Sốt thương hàn là một bệnh nhiễm trùng toàn thân do vi khuẩn Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi (A, B, C) gây ra.
/sot_thuong_han_co_lay_khong_benh_lay_qua_duong_nao_1_d645dc87ed.png)
Người mắc bệnh thương hàn thường có biểu hiện sốt cao kéo dài (39 - 40°C), kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), ho và chán ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng ruột, đe dọa đến tính mạng.
Sốt thương hàn có lây không?
Vậy bệnh sốt thương hàn có lây không? Bệnh sốt thương hàn có khả năng lây nhiễm cao, chủ yếu do vi khuẩn Salmonella typhi xâm nhập vào cơ thể theo hai con đường là trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể:
- Lây truyền trực tiếp: Vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong chất thải cũng như các vật dụng cá nhân của người bệnh hoặc người lành mang trùng, chẳng hạn như quần áo. Khi tiếp xúc với những vật dụng này mà không thực hiện vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể người khác và gây bệnh.
- Lây truyền gián tiếp: Ngoài con đường trực tiếp, vi khuẩn Salmonella typhi còn lây lan qua thực phẩm và nước uống nhiễm khuẩn. Việc tiêu thụ thực phẩm sống, uống nước chưa đun sôi từ sông, suối, ao, hồ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các vật trung gian như ruồi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan vi khuẩn. Ruồi có thể mang mầm bệnh từ chất thải đến thực phẩm, làm ô nhiễm nguồn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
/sot_thuong_han_co_lay_khong_benh_lay_qua_duong_nao_3_4f293b7944.png)
Trong số các con đường lây truyền, phương thức gián tiếp được xem là nguyên nhân chính khiến bệnh thương hàn dễ bùng phát thành dịch lớn.
Sốt thương hàn lây truyền qua đường nào?
Việc biết sốt thương hàn có lây không là chưa đủ, cần phải hiểu rõ các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Một số con đường lây nhiễm phổ biến có thể kể đến như:
Lây nhiễm qua đường phân - miệng
Phần lớn các trường hợp nhiễm vi khuẩn thương hàn xảy ra khi đi du lịch. Bệnh lây lan chủ yếu qua con đường phân - miệng, nghĩa là vi khuẩn có thể truyền từ người bệnh sang người khác thông qua chất thải. Trung bình, một người mắc thương hàn có thể thải ra khoảng 106 - 109 vi khuẩn trong mỗi gram phân. Nếu người bệnh không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến thực phẩm, vi khuẩn có thể bám vào đồ ăn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Tại những quốc gia có dịch thương hàn, nguyên nhân phổ biến khiến bệnh lây lan thường do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
Lây truyền từ người sang người
Dù đã điều trị bằng kháng sinh hoặc khỏi bệnh hoàn toàn, một số trường hợp vẫn mang vi khuẩn thương hàn trong cơ thể và tiếp tục đào thải chúng qua phân trong hơn một năm. Những trường hợp này được gọi là "người lành mang trùng". Dù không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng vẫn có khả năng lây bệnh sang người khác nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn.
/sot_thuong_han_co_lay_khong_benh_lay_qua_duong_nao_4_d1c722c95e.png)
Các biện pháp dự phòng bệnh sốt thương hàn
Bệnh sốt thương hàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được nếu cộng đồng thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp dự phòng. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, người dân cần hợp tác với nhân viên y tế và tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tích cực tuyên truyền kiến thức về phòng bệnh đến người xung quanh thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, tờ rơi hoặc tổ chức các buổi thảo luận, sinh hoạt cộng đồng.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- Xử lý đúng cách các loại chất thải như phân, nước tiểu và rác sinh hoạt để tránh ô nhiễm môi trường.
- Đảm bảo thực phẩm được chế biến an toàn bằng cách nấu chín kỹ, không ăn các loại thực phẩm chưa rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo chất lượng.
- Đừng quên rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn uống, chế biến thực phẩm và sau khi tiếp xúc với các vật dụng không sạch.
- Luôn đun sôi nước trước khi uống, không sử dụng nước lã từ sông, suối, ao hồ.
- Trái cây và rau sống cần được rửa sạch bằng nước an toàn hoặc gọt vỏ trước khi ăn.
- Chỉ sử dụng sữa đã qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Hạn chế tiêu thụ thịt, trứng từ gia cầm hoặc gia súc không rõ nguồn gốc.
Ngoài những biện pháp trên, tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn cũng là một phương pháp hiệu quả được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, đặc biệt đối với người dân sống ở khu vực có dịch, những người thường xuyên di chuyển, tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc đến các vùng có điều kiện vệ sinh kém. Hiện nay, Typhim Vi là loại vắc xin thương hàn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
/sot_thuong_han_co_lay_khong_benh_lay_qua_duong_nao_2_7f3f02d131.png)
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin Typhim Vi dành cho người lớn, trẻ em từ 2 tuổi trở lên, cũng như những người có nguy cơ cao như khách du lịch, dân di cư, nhân viên y tế và quân nhân làm việc tại các khu vực có dịch. Tất cả vắc xin tại trung tâm đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo quy trình kiểm nhập, bảo quản vắc xin và sử dụng an toàn.
Vắc xin luôn được lưu trữ trong điều kiện tiêu chuẩn, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của WHO với hệ thống giám sát theo thời gian thực. Trung tâm cũng cung cấp nhiều gói tiêm chủng đa dạng, kèm theo các ưu đãi hấp dẫn. Sau khi tiêm, khách hàng có thể liên hệ tổng đài hỗ trợ 24/7 để được tư vấn. Mỗi trung tâm đều có phòng theo dõi sau tiêm được trang bị đầy đủ thiết bị theo quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ Hotline 1800 6928.
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin giải đáp cho câu hỏi sốt thương hàn có lây không cũng như những con đường lây nhiễm của bệnh. Có thể thấy, bệnh có khả năng lây truyền cao, chủ yếu qua đường tiêu hóa khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn Salmonella typhi. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân và tiêm vắc xin đầy đủ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.