icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Sau khi tiêm vắc xin Shingrix có sốt không?

Anh Đào27/05/2025

Shingrix được đánh giá là loại vắc xin có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa zona và các biến chứng nguy hiểm liên quan. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại vắc xin khác, sau tiêm người dùng có thể gặp phải một số phản ứng phụ như sốt, đau vùng tiêm. Vậy thực tế sau tiêm vắc xin Shingrix có sốt không?

Tiêm vắc xin là một cách hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có bệnh zona do virus varicella-zoster gây ra. Vắc xin Shingrix (Bỉ) là vắc xin tái tổ hợp, bất hoạt giúp phòng ngừa bệnh Herpes Zoster (zona, giời leo) và các biến chứng liên quan đến zona (giời leo) như đau dây thần kinh sau khi mắc Herpes (PHN). Tuy nhiên, một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm là hiện tượng sốt khiến nhiều người lo lắng. Vậy liệu sau khi tiêm vắc xin Shingrix có sốt không? Đây có phải là dấu hiệu bất thường hay chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể?

Sau khi tiêm vắc xin Shingrix có sốt không?

Sau khi tiêm vắc xin Shingrix, một số người có thể gặp phải triệu chứng sốt nhẹ. Đây là phản ứng phổ biến và hoàn toàn bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vắc xin, thể hiện hệ miễn dịch đang “kích hoạt” để nhận diện và tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh zona. Triệu chứng sốt này thường xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu và tự giảm sau 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.

Vắc xin Shingrix cũng như nhiều loại vắc xin khác đã trải qua quy trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt trước khi được cấp phép lưu hành. Tại Mỹ, vắc xin này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) giám sát chặt chẽ về mức độ an toàn và hiệu quả ngay cả sau khi được sử dụng rộng rãi.

Sau khi tiêm vắc xin Shingrix có sốt không? 1
Sau khi tiêm vắc xin Shingrix có sốt không?

Tại Việt Nam, trước khi đưa vào sử dụng, vắc xin Shingrix cũng phải vượt qua quá trình kiểm duyệt gắt gao bởi của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược và Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế. Những đơn vị này sẽ đánh giá kỹ càng về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả bảo vệ và theo dõi các lô vắc xin trước khi phân phối ra thị trường.

Việc xuất hiện một số phản ứng phụ như sốt, đau cơ, mệt mỏi hay đau đầu sau tiêm là hoàn toàn dễ hiểu, bởi vắc xin bản chất là đưa một “chất lạ” vào cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch. Trong 8 cuộc thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Shingrix với hơn 10.000 người tham gia, cứ 10 người thì có 1 người gặp các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, run người, đau nhức cơ thể, sốt hoặc vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy.

Vì sao tiêm vắc xin Shingrix lại gây sốt?

Nguyên nhân tiêm vắc xin Shingrix có thể gây sốt đến từ phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể trước sự xuất hiện của vắc xin.

Khi tiêm vắc xin Shingrix phòng ngừa bệnh zona thần kinh, cơ thể sẽ nhận diện glycoprotein E (gE), một thành phần chính của virus Varicella Zoster, được coi là yếu tố “lạ”. Ngay lập tức, hệ miễn dịch kích hoạt cơ chế phòng vệ bằng cách sản sinh kháng thể để chống lại loại virus này trong tương lai. Trong quá trình đó, cơ thể giải phóng các chất trung gian gây viêm như cytokine, có thể dẫn đến những phản ứng như sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc đau nhức chỗ tiêm.

sau-khi-tiem-vac-xin-shingrix-co-sot-khong (3).png
Vắc xin Shingrix có thể gây sốt đến từ phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể trước sự xuất hiện của thành phần vắc xin

Phản ứng sốt này thường chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày và không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch nhạy cảm, cơ thể có thể phản ứng mạnh hơn, khiến triệu chứng sốt kéo dài lâu hơn. Đây vẫn là dấu hiệu cho thấy vắc xin đang phát huy tác dụng, giúp thiết lập hàng rào bảo vệ cơ thể trước virus zona.

Ngoài phản ứng miễn dịch, một vài yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sốt sau tiêm:

  • Môi trường và thời tiết: Nhiệt độ cao hoặc thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến cơ thể thêm mệt mỏi, dễ mất nước và cảm thấy sốt cao hơn bình thường. Vì thế, trong những ngày nắng nóng, hãy uống nhiều nước và giữ cơ thể mát mẻ.
  • Căng thẳng tinh thần: Việc lo lắng, hồi hộp trước hoặc sau tiêm có thể làm gia tăng hormone căng thẳng (như cortisol), từ đó ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch. Điều này có thể khiến các triệu chứng sau tiêm như sốt, đau mỏi cơ thể trở nên rõ ràng hơn.

Làm gì khi bị sốt sau tiêm vắc xin Shingrix?

Sau khi tiêm vắc xin Shingrix, một số người có thể gặp phản ứng nhẹ như sốt. Dù đây là biểu hiện bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động, bạn vẫn cần biết cách xử lý đúng cách để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị sốt

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi sốt, cơ thể cần nhiều năng lượng để chống lại phản ứng viêm và sản sinh kháng thể. Vì vậy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh lao động nặng hay vận động mạnh để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
  • Bổ sung nước và chất điện giải: Sốt dễ khiến cơ thể mất nước, dẫn đến mệt mỏi và choáng váng. Hãy uống đủ nước lọc, nước trái cây tươi hoặc dung dịch bù điện giải để duy trì sự cân bằng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Chườm mát: Dùng khăn mát chườm lên trán, cổ hoặc nách giúp hạ nhiệt hiệu quả. Lưu ý không dùng nước quá lạnh để tránh gây sốc nhiệt.
  • Dùng thuốc hạ sốt nếu cần: Trong trường hợp sốt cao từ 38,5°C trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol theo liều khuyến cáo. Không nên tự ý uống aspirin, nhất là với trẻ em hoặc người có bệnh nền, vì có thể gây tác dụng phụ.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Nếu sốt không giảm sau 2 – 3 ngày hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường như phát ban, khó thở, chóng mặt, cần đến cơ sở y tế ngay để được khám và xử trí kịp thời.
sau-khi-tiem-vac-xin-shingrix-co-sot-khong.png
Làm gì khi bị sốt sau tiêm vắc xin Shingrix?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy luôn theo dõi cơ thể sau tiêm và liên hệ cơ sở y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn:

  • Sốt kéo dài: Nếu bạn sốt liên tục trong nhiều ngày, sốt cao trên 39°C và không đáp ứng với thuốc, đây có thể là dấu hiệu phản ứng quá mức với vắc xin hoặc vấn đề sức khỏe khác.
  • Sưng đỏ nghiêm trọng tại chỗ tiêm: Nếu vùng tiêm sưng to, đỏ rát kèm ngứa hoặc nổi mẩn, cần đi khám vì có thể là phản ứng viêm hoặc dị ứng.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Các triệu chứng như phát ban toàn thân, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, tiêu chảy, ngất xỉu hoặc co giật là dấu hiệu sốc phản vệ cần cấp cứu ngay lập tức.
sau-khi-tiem-vac-xin-shingrix-co-sot-khong (4).png
Hãy luôn theo dõi cơ thể sau tiêm vắc xin Shingrix

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về sau khi tiêm Shingrix có sốt không? Sốt sau tiêm Shingrix là phản ứng phổ biến và không đáng lo. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ và theo dõi cơ thể để sớm phục hồi. Nếu sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường, nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang triển khai tiêm vắc xin Shingrix (Bỉ) cho người lớn từ 50 tuổi trở lên, cũng như người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh, nhằm tạo miễn dịch chủ động và bảo vệ lâu dài. Đội ngũ nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu chuyên nghiệp, tận tâm sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình tiêm phòng, từ tư vấn đến theo dõi sau tiêm.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_00712_06d0023f43

3.800.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_2_0121d2fee9

15.342.160đ

/ Gói

16.134.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN