icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Mề đay có lây không? Những điều cần biết về bệnh da liễu phổ biến

Ti Ti25/07/2025

Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều người thắc mắc mề đay có lây không, vì tình trạng mẩn ngứa lan rộng khắp cơ thể dễ gây hiểu lầm là bệnh truyền nhiễm. Vậy mề đay có thể tự khỏi hay cần điều trị?

Bài viết cung cấp thông tin về bệnh mề đay, một bệnh da liễu phổ biến, giúp bạn hiểu rõ mề đay có lây không, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh nổi mề đay có lây không​?

Nhiều người lo lắng không biết mề đay có lây không, nhất là khi thấy các vết mẩn đỏ lan nhanh trên da. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu khẳng định: Mề đay không lây từ người sang người qua tiếp xúc thông thường. Thực chất, đây là phản ứng miễn dịch với các tác nhân như thực phẩm, thuốc, nhiệt độ… Khi cơ thể giải phóng quá nhiều histamin để đối phó với các tác nhân này, mẩn ngứa lan nhanh chỉ trong vài giờ. Đây là phản ứng miễn dịch, không phải do lây nhiễm.

Các dạng mề đay thường gặp

Mề đay có thể chia thành cấp tính (dưới 6 tuần) hoặc mạn tính (trên 6 tuần). Nhiều người chỉ bị một đợt mề đay cấp và khỏi sau vài ngày đến vài tuần nhưng cũng có trường hợp kéo dài, tái phát nhiều năm. 

Biểu hiện nổi mề đay

Biểu hiện thường gặp của bệnh mề đay bao gồm:

  • Nổi sẩn phù, mẩn đỏ, kích thước đa dạng.
  • Ngứa dữ dội, nhất là về đêm hoặc khi tiếp xúc dị nguyên.
  • Tổn thương có thể khu trú hoặc lan khắp cơ thể
  • Thường tự biến mất sau vài giờ nhưng dễ tái phát.
Mề đay có lây không? Những điều cần biết về bệnh da liễu phổ biến 1
Mề đay có lây không? Hiểu đúng để bảo vệ bản thân và gia đình.

Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt khi diễn tiến kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

Mề đay kèm phù mạch

Một số trường hợp mề đay có thể đi kèm phù mạch, với các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Phù sâu dưới da, thường ở môi, mí mắt, tay chân hoặc cơ quan sinh dục.
  • Vùng phù nhợt nhạt, không ngứa nhưng gây sưng đau.
Mề đay có lây không? Những điều cần biết về bệnh da liễu phổ biến 2
Tổn thương phù mạch ở môi và mắt trong mề đay

Lưu ý trường hợp nguy hiểm: Phù thanh quản gây khó thở, khò khè, thậm chí sốc phản vệ cần cấp cứu ngay.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Dựa vào thời gian và biểu hiện, nguyên nhân gây mề đay chia thành các dạng dưới đây. 

Nổi mề đay cấp tính

  • Chà xát hoặc gãi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay cấp tính. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài phút tại vị trí bị chà xát hoặc gãi và thường kéo dài dưới một giờ.
  • Áp lực hoặc co thắt: Mề đay do áp lực muộn có thể biểu hiện dưới dạng sưng đỏ từ sáu đến tám giờ sau khi chịu áp lực (ví dụ như thắt lưng hoặc quần áo bó sát).
  • Thay đổi nhiệt độ: Nổi mề đay do lạnh xảy ra do tiếp xúc với nhiệt độ thấp sau đó ấm lên trở lại.
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn: Mề đay cholinergic là do nhiệt độ cơ thể tăng cao do đổ mồ hôi, tập thể dục, tắm nước nóng và hoặc lo lắng.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nổi mề đay do ánh nắng mặt trời có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nổi mề đây mãn tính

Khi nổi mề đay kéo dài trên sáu tuần, tình trạng này được gọi là mề đay mãn tính. Nếu không thể xác định được nguyên nhân, ngay cả sau khi khai thác bệnh sử và xét nghiệm chi tiết, tình trạng này được gọi là mề đay vô căn mạn tính. (“Vô căn” có nghĩa là “không rõ”). Khoảng một nửa số trường hợp này có liên quan đến một số phát hiện miễn dịch. Nổi mề đay mãn tính cũng có thể liên quan đến bệnh tuyến giáp, các vấn đề nội tiết tố khác hoặc trong một số trường hợp rất hiếm là ung thư. 

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, mề đay không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Người bệnh nên đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Mề đay lan nhanh, không thuyên giảm sau 2 - 3 ngày điều trị tại nhà.
  • Khó thở, phù nề vùng họng, kèm theo sốt cao, choáng váng hoặc có biểu hiện phản vệ.
  • Mề đay tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ.
Mề đay có lây không? Những điều cần biết về bệnh da liễu phổ biến 3
Mề đay tái phát hoặc có dấu hiệu nguy hiểm cần được bác sĩ thăm khám kịp thời.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của mề đay.

Các cách phòng ngừa bệnh mề đay

Để hạn chế tái phát và kiểm soát mề đay hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kiểm soát môi trường sống (bụi, nấm mốc).
  • Tránh thức ăn dễ gây dị ứng (hải sản, đậu phộng, trứng).
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ nếu có tiền sử dị ứng.
  • Kiểm tra miễn dịch hoặc test dị ứng nếu cần. 
Mề đay có lây không? Những điều cần biết về bệnh da liễu phổ biến 4
Ăn uống hợp lý và vệ sinh môi trường giúp phòng ngừa mề đay hiệu quả

Chủ động phòng ngừa và tăng cường sức đề kháng là chìa khóa để hạn chế nguy cơ dị ứng và các phản ứng mề đay khó lường. Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hợp lý, tiêm phòng một số vắc xin như vắc xin cúmvắc xin ngừa viêm gan… cũng có thể giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, yếu tố dễ làm bùng phát phản ứng dị ứng ở người có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với mề đay.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho mọi lứa tuổi với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, quy trình an toàn và tiện lợi. Hãy đến Long Châu để được tư vấn miễn phí và tiêm phòng đúng lịch, giúp bạn và gia đình chủ động bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi các bệnh lý da liễu, dị ứng và hạn chế những hiểu lầm về mề đay có lây không trong cộng đồng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN