Nhiều người lầm tưởng sởi chỉ là “bệnh của trẻ em”, nhưng trên thực tế, người lớn vẫn có thể mắc bệnh và đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Điều đáng lo ngại là triệu chứng sởi ở người lớn thường giống với cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp, khiến nhiều người chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn làm tăng nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng, đặc biệt nguy hiểm nếu lây sang trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi có bệnh nền. Cùng tìm hiểu lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất cùng Long Châu nhé.
Các triệu chứng của bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Morbillivirus gây ra, với vật chủ duy nhất là con người. Căn bệnh này thường bùng phát vào mùa xuân và có tốc độ lây lan rất cao, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học, nhà trẻ. Nhờ có vắc xin, phần lớn dân số đã được bảo vệ khỏi bệnh sởi. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh, sởi thường tự khỏi sau khoảng 5–7 ngày, nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.
Thông thường, sau khi nhiễm virus, bệnh nhân không có biểu hiện ngay mà trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 10 ngày. Sau đó, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, nổi bật nhất là ban đỏ li ti trên da – thường bắt đầu từ sau tai rồi lan ra mặt, ngực và toàn thân. Các ban này có màu hồng, mọc thành từng mảng, có thể gây ngứa nhẹ.
Ngoài phát ban, bệnh nhân mắc sởi còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như:
- Sốt cao, có thể lên tới 40°C, kèm theo hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Mắt đỏ, nhạy cảm ánh sáng, không đau nhưng gây khó chịu.
- Mệt mỏi toàn thân, đau nhức cơ, chán ăn, sút cân.
- Xuất hiện các nốt trắng nhỏ ở niêm mạc miệng và lợi (còn gọi là dấu Koplik) – dấu hiệu giúp phân biệt sởi với các bệnh khác.

Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất?
Vậy làm sao ta biết lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất? Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn yếu. Trước khi có vắc xin, bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi. Ngày nay, nhóm có nguy cơ cao nhất vẫn là trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc dưới 5 tuổi.
Sởi lây truyền qua đường hô hấp, chỉ cần tiếp xúc gần, ho hoặc hắt hơi cũng có thể khiến virus lan truyền. Đáng lo ngại, người chưa tiêm phòng có đến 90% khả năng mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây. Thời gian ủ bệnh của sởi kéo dài khoảng 7–14 ngày. Người bệnh có thể lây nhiễm từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện. Do đó, người mắc sởi nên cách ly từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban để hạn chế lây lan.
Sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm màng não, loét giác mạc, suy dinh dưỡng… Vì vậy, tiêm vắc xin đúng lịch là biện pháp quan trọng nhất giúp trẻ em phòng ngừa bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm sởi ở trẻ
Lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Đó cũng là vấn đề nên quan tâm ngoài vấn đề bệnh sởi có lây không. Đề kháng và miễn dịch của trẻ em còn non nớt và trẻ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của sởi cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho trẻ, bao gồm:
- Tiêm vắc xin: Tiêm vắc xin sởi hoặc vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella theo lịch để bảo vệ trẻ và giảm nguy cơ biến chứng.
- Hạn chế tiếp xúc: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, hạn chế ra ngoài và đeo khẩu trang khi cần.
- Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay lên mặt.
- Môi trường sạch sẽ: Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ và khử khuẩn đồ chơi, vật dụng cá nhân.
- Sinh hoạt lành mạnh: Khuyến khích trẻ vận động, ngủ đủ giấc và tránh hoạt động quá sức.
- Dinh dưỡng đầy đủ: Cung cấp đủ rau, trái cây tươi, vitamin A, C để tăng sức đề kháng.
- Uống đủ nước: Khuyến khích trẻ uống nước lọc và nước ép trái cây để bổ sung vitamin.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về lứa tuổi nào thường mắc bệnh sởi nhiều nhất và cung cấp thông tin chi tiết về triệu chứng cũng như cách phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chúng tôi cung cấp vắc xin MVVAC (Việt Nam), một loại vắc xin sống giảm độc lực với chất lượng cao và an toàn, sản xuất từ tế bào phôi gà SPF tiên phát. Vắc xin này được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể phòng bệnh sởi.