icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2

Huỳnh Bảo Phương Vy24/04/2025

Khi mang thai lần 2, nhiều bà bầu thường băn khoăn về việc tiêm phòng, đặc biệt là tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2. Đây là một vắc xin quan trọng giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi những nguy cơ nghiêm trọng, như uốn ván sơ sinh, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dù đã tiêm vắc xin trong lần mang thai đầu tiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý đến việc tiêm nhắc lại đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lịch tiêm và những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu mang thai lần 2.

Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 là một trong những vấn đề quan trọng giúp bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván, đặc biệt là uốn ván sơ sinh. Dù đã tiêm phòng ở lần mang thai trước, bà bầu vẫn có thể cần tiêm nhắc lại để đảm bảo miễn dịch không bị suy giảm. Vậy lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu mang thai lần 2 có gì khác so với lần đầu? Khi nào cần tiêm nhắc lại và cần lưu ý những gì? Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Những lý do mẹ bầu mang thai lần 2 nên tiêm uốn ván

Thời gian tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 phụ thuộc vào hiệu lực và loại vắc xin đã được tiêm trước đó. Trong lần mang thai thứ hai, mẹ bầu không thể bỏ qua mũi vắc xin uốn ván vì những lý do sau:

  • Người mắc uốn ván có tỉ lệ tử vong cao, dao động từ 25% - 90%. Đặc biệt, số trẻ sơ sinh tử vong do uốn ván rốn có thể lên tới 95%. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc uốn ván cao hơn, nhất là trong quá trình chuyển dạ vì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập trong thời điểm này. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu mang thai lần 2 mà còn giúp thai nhi tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
  • Hệ miễn dịch của mẹ bầu thường yếu hơn so với bình thường, khiến cơ thể dễ nhiễm vi khuẩn uốn ván nếu có vết thương hở. Nguy hiểm hơn, khi mẹ bầu mắc bệnh, việc điều trị trở nên phức tạp do nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Sau một vài năm kể từ các mũi tiêm phòng uốn ván trước, hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm dần. Do đó, mẹ bầu nên tiêm nhắc lại để củng cố hệ miễn dịch, đảm bảo có đủ kháng thể để bảo vệ cả bản thân và thai nhi trước sự tấn công của vi khuẩn uốn ván.
Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 1

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2

Lịch tiêm vắc xin uốn ván bầu lần 2 phụ thuộc vào tiền sử tiêm chủng của mẹ bầu trước đó:

Vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản (vắc xin TT, Td)

Lịch tiêm vắc xin TT hoặc vắc xin Td đối với phụ nữ mang thai chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản (các liều tiêm trước khi đủ 1 tuổi), hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai.
  • Mũi 2: Ít nhất 01 tháng sau lần 1.
  • Mũi 3: Kỳ có thai lần sau và ít nhất 6 tháng sau lần 2.
  • Mũi 4: Kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 3.
  • Mũi 5: Kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 4.

Đối với phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai.
  • Mũi 2: Ít nhất 01 tháng sau lần 1.
  • Mũi 3: Kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 2.

Đối với phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 01 liều nhắc lại:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai.
  • Mũi 2: Kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 1.

Đối với bà bầu đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 2 liều nhắc lại: Tiêm sớm 1 lần khi có thai.

Vắc xin 3 trong 1 (Adacel, Boostrix)

Đối với vắc xin Adacel hoặc Boostrix, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất trong mỗi lần mang thai. Lưu ý, dù tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu thì mẹ bầu cũng nên tiêm trong khoảng thời gian từ 27 - 36 tuần của thai kỳ.

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 2

Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Sau khi tiêm phòng uốn ván, một số mẹ bầu có thể gặp phải các phản ứng phụ nhẹ như sốt, đau nhức, sưng đỏ tại vết tiêm hoặc triệu chứng giống cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi trong vài ngày. Đây là phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin, vì thế bà bầu không cần quá lo lắng và cũng không nên sử dụng thuốc hay chườm lạnh lên vết tiêm, các triệu chứng này thường sẽ tự hết sau vài ngày.

Tuy nhiên, bà bầu cần liên tục theo dõi sức khỏe trong vòng 3 ngày sau tiêm và đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh xao, tiêu chảy,… Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, cần được xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm.

Nếu có triệu chứng sốt nhẹ sau tiêm, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Dùng khăn ấm lau người hoặc chườm tại các vị trí như bẹn, nách, lưng để cơ thể hạ nhiệt.
  • Bổ sung nhiều nước như nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, ăn rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Việc tiêm tiêm vắc xin uốn ván bầu lần 2 cần được thực hiện đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Bà bầu không nên tự ý đi tiêm mà chưa có chỉ định từ bác sĩ. Dù lịch tiêm phòng uốn ván có thể gồm nhiều mũi tiêm nhưng đây là biện pháp quan trọng giúp mẹ và bé có hệ miễn dịch tốt hơn. Vì vậy, bà bầu hãy sắp xếp thời gian để tiêm đủ mũi trong thai kỳ.

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 3

Các loại vắc xin khác bà bầu mang thai lần 2 cần tiêm

Bên cạnh tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2, bạn cũng cần nắm rõ lịch tiêm một số loại vắc xin khác để đảm bảo cả mẹ và thai nhi luôn được bảo vệ. Tuy nhiên, đa số các loại vắc xin chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy dù đã tiêm trước đó, mẹ bầu vẫn có thể hỏi bác sĩ để nắm được lịch tiêm nhắc lại.

Theo khuyến cáo, bà bầu mang thai lần 2 nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra kháng thể đối với một số bệnh dễ để lại biến chứng nguy hiểm như viêm gan B, quai bị, rubella,… Hoạt động kiểm tra này giúp bác sĩ xác định liệu kháng thể trong cơ thể mẹ bầu có còn đủ để chống lại tác nhân gây bệnh hay không. Đối với vắc xin phòng cúm, mẹ bầu nên tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì hiệu quả bảo vệ.

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu. Đây là địa chỉ tiêm chủng đáng tin cậy mẹ bầu nên lựa chọn bởi các vắc xin tại đây luôn được bảo quản nghiêm ngặt trong kho lạnh đạt chuẩn GSP, đội ngũ bác sĩ, nhân viên tận tình, có chứng nhận tiêm chủng.

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 4

Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn uốn ván, đặc biệt trong quá trình sinh nở. Dù đã tiêm phòng trước đó, mẹ bầu vẫn nên kiểm tra lịch sử tiêm chủng và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo miễn dịch đầy đủ. Bên cạnh đó, việc theo dõi sức khỏe, tiêm chủng đúng lịch và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Xem thêm: Tiêm uốn ván gần ngày sinh có nguy hiểm không?

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN