icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi giúp trẻ nhanh hồi phục

Thị Thu24/03/2025

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi sẽ giúp giảm triệu chứng, tăng tốc độ hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và theo dõi các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý. Hiểu rõ cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi không chỉ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh mà còn hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Vậy cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi như thế nào là đúng? Cùng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Tác nhân gây bệnh là virus sởi, thuộc họ Paramyxoviridae, chi Morbillivirus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông - Xuân và có nguy cơ lan rộng thành dịch nếu không được kiểm soát và phòng ngừa kịp thời.

Virus sởi dễ dàng lây lan qua đường hô hấp thông qua ho, hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh. Virus có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ, làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Người mắc bệnh có thể truyền virus từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện.

cach-cham-tre-bi-benh-soi-1.jpg

Bệnh sởi thường tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Thời kỳ ủ bệnh (8 - 11 ngày): Không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng.
  • Thời kỳ khởi phát (3 - 4 ngày): Trẻ có thể sốt nhẹ đến cao, kèm theo các triệu chứng viêm kết mạc mắt (mắt đỏ, chảy nước mắt, sưng mí), viêm mũi họng (chảy nước mũi, ho) và sưng hạch ngoại biên.
  • Thời kỳ toàn phát (4 - 6 ngày): Xuất hiện ban theo trình tự sau tai, mặt, cổ, ngực, lưng, tay và chân. Ban có dạng hồng, dát sẩn, hơi nổi trên da, có thể rải rác hoặc kết hợp thành từng đám tròn 3 - 6 mm.
  • Thời kỳ lui bệnh: Ban bay theo thứ tự đã mọc, để lại vết thâm trên da. Thông thường, trẻ hết sốt khi ban bay, trừ trường hợp có biến chứng.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi

Khi trẻ bị sởi làm gì cho nhanh khỏi là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ cần hiểu rõ cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà sau đây để giúp rút ngắn thời gian hồi phục và nâng cao hiệu quả điều trị.

Hạ sốt

Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt tự nhiên như chườm ấm, lau người bằng nước mát, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và khuyến khích uống nhiều nước. Trong trường hợp trẻ sốt cao, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

cach-cham-tre-bi-benh-soi-2.jpg

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Trẻ mắc sởi cần được nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế nguy cơ bội nhiễm và giúp bệnh mau thuyên giảm. Cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp, khử khuẩn khu vực sinh hoạt, phòng ngủ và nơi vui chơi của trẻ. Đồng thời, quần áo, chăn ga và gối của trẻ cũng cần được giặt sạch để đảm bảo vệ sinh.

Chế độ dinh dưỡng

Khi mắc sởi, trẻ thường biếng ăn, nhưng đây là giai đoạn quan trọng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình hồi phục. Cha mẹ nên cân bằng chế độ ăn hàng ngày, ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và chia nhỏ bữa ăn để trẻ không cảm thấy ngán hoặc quá no. Tránh ép trẻ ăn, thay vào đó, khuyến khích trẻ bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin A.

Ngoài ra, trẻ cần được uống đủ nước để bù lại lượng nước và điện giải đã mất, giúp hạn chế nguy cơ mất nước và các biến chứng liên quan.

Vệ sinh cá nhân và tắm cho trẻ bị sởi

Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu trẻ bị sởi có thể tắm hay không. Thực tế, vệ sinh cá nhân đúng cách giúp giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Cha mẹ nên tắm rửa nhẹ nhàng cho trẻ bằng nước ấm, thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn và duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối hàng ngày.

Phòng tránh lây nhiễm

Bệnh sởi có khả năng lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Trung bình, nếu 10 người chưa tiêm vắc xin sởi tiếp xúc gần với người bệnh, có đến 9 người có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm soát nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nghi ngờ trẻ mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Hạn chế để trẻ tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khỏe mạnh.

Khi cần đưa trẻ ra ngoài, nên đeo khẩu trang kháng khuẩn để giảm nguy cơ lây lan virus. Nếu trẻ đang đi học, phụ huynh nên thông báo cho giáo viên và cho trẻ nghỉ học tại nhà đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.

cach-cham-tre-bi-benh-soi-3.jpg

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc

Đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh sởi. Việc sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ và phải theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen theo liều lượng phù hợp. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh. Tuy nhiên, các thuốc chứa corticoid thường không được khuyến cáo trong điều trị sởi ở trẻ.

Các điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đặc biệt, không sử dụng lại đơn thuốc cũ hay tự ý dùng kháng sinh, vì điều này có thể làm bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Không tắm cho trẻ bằng nước lá, đắp thuốc hay áp dụng các bài thuốc dân gian để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, cần hạn chế để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng mạnh do mắt của trẻ lúc này rất nhạy cảm. Tránh để trẻ nghỉ ngơi ở nơi có gió lùa để giảm nguy cơ nhiễm lạnh và mất nước.

cach-cham-tre-bi-benh-soi-4.jpg

Biện pháp phòng bệnh sởi cho trẻ

Phòng ngừa sởi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi. Cha mẹ có thể lựa chọn tiêm vắc xin sởi đơn hoặc vắc xin phối hợp sởi - quai bị - Rubella (Priorix hoặc MMR) theo tư vấn của bác sĩ.

Ngoài tiêm phòng, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nghi mắc sởi hoặc đến khu vực đông đúc, có dịch bệnh.
  • Giữ môi trường sống và khu vui chơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp để hạn chế sự phát triển của virus.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Đảm bảo trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin A, C và khoáng chất để nâng cao đề kháng.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường.
cach-cham-tre-bi-benh-soi-5.jpg

Việc nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi giúp cha mẹ hỗ trợ trẻ hồi phục nhanh hơn và hạn chế nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, tiêm phòng đầy đủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cộng đồng. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi, giúp trẻ tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng. Hiện nay, có nhiều loại vắc xin phòng sởi như vắc xin sởi đơn, hay dạng phối hợp Priorix, MMR (sởi - quai bị - Rubella), phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu tiêm chủng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp đầy đủ các loại vắc xin chất lượng với quy trình tiêm an toàn, dịch vụ chất lượng cao với đội ngũ nhân viên nhiệt tình. Để đặt lịch hẹn tiêm chủng, vui lòng liên hệ hotline miễn phí 18006928.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
DSC_04417_e3464e3cf5

255.000đ

/ Liều

/ Liều

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN