Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính nguy hiểm, thường diễn tiến âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường của đường hô hấp trên. Chính vì vậy, tầm soát ung thư vòm họng trở thành yếu tố then chốt để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Các biện pháp tầm soát ung thư vòm họng
Hiện nay, y học hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp hỗ trợ việc tầm soát ung thư vòm họng một cách hiệu quả và an toàn, giúp phát hiện tổn thương ác tính từ giai đoạn rất sớm. Một số biện pháp phổ biến như sau:
Nội soi NBI
Nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (NBI) là kỹ thuật hiện đại giúp nhận diện các dấu hiệu tăng sinh mạch máu, đặc trưng của các khối u ác tính ở giai đoạn đầu. Với khả năng quan sát rõ nét cấu trúc niêm mạc vòm họng, nội soi NBI hỗ trợ bác sĩ phát hiện được những tổn thương nhỏ mà các phương pháp nội soi truyền thống có thể bỏ sót.
Sinh thiết
Sau khi phát hiện bất thường qua nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mô nghi ngờ. Sinh thiết vòm họng dưới nội soi, đặc biệt là nội soi NBI, cung cấp mẫu mô chính xác để thực hiện xét nghiệm mô bệnh học, từ đó chẩn đoán xác định ung thư.
/cac_bien_phap_tam_soat_ung_thu_vom_hong_va_cach_phong_ngua_benh_hieu_qua_2_eb1239699e.png)
Chọc hút hạch cổ
Ung thư vòm họng thường có nguy cơ di căn hạch cổ. Phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) giúp lấy mẫu từ hạch cổ nghi ngờ để phân tích tế bào, hỗ trợ đánh giá mức độ lan rộng của bệnh.
Chụp CT hoặc MRI
Chẩn đoán hình ảnh qua CT Scanner hoặc MRI giúp bác sĩ đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào các cấu trúc xung quanh, cũng như phát hiện các tổn thương ở cơ quan khác do di căn xa.
Xét nghiệm huyết thanh
Xét nghiệm các chỉ dấu huyết thanh như IgA/VCA, IgA/EA, IgA/EBV DNA giúp tiên lượng và theo dõi hiệu quả điều trị trong quá trình quản lý bệnh.
Việc tầm soát ung thư vòm họng thông qua các phương pháp trên không chỉ giúp phát hiện sớm ung thư mà còn nhận diện được những tổn thương tiền ung thư, từ đó can thiệp sớm, cải thiện đáng kể khả năng khỏi bệnh.
/cac_bien_phap_tam_soat_ung_thu_vom_hong_va_cach_phong_ngua_benh_hieu_qua_1_4184850a14.png)
Vì sao cần tầm soát ung thư vòm họng?
Không chỉ phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, tầm soát còn mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe cộng đồng.
Phát hiện sớm bệnh
Ung thư vòm họng khi được phát hiện sớm và chưa di căn có thể được điều trị triệt để bằng xạ trị, mang lại tiên lượng sống rất khả quan. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, khi ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối và khối u lan rộng và di căn sẽ khiến việc điều trị phức tạp, kéo dài và tốn kém hơn rất nhiều.
Ngăn ngừa biến chứng và giảm tử vong
Tầm soát ung thư vòm họng giúp phát hiện cả những tổn thương tiền ung thư, giai đoạn tiền lâm sàng mà bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ tiến triển thành ung thư thực thụ và ngăn chặn khả năng di căn xa vốn xảy ra ở 70 - 80% các trường hợp ung thư vòm họng.
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Khi việc tầm soát ung thư vòm họng trở thành thói quen định kỳ, cộng đồng sẽ chủ động kiểm soát nguy cơ bệnh lý, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng y tế cho xã hội.
/cac_bien_phap_tam_soat_ung_thu_vom_hong_va_cach_phong_ngua_benh_hieu_qua_4_23f22d5717.png)
Ai là đối tượng cần tầm soát ung thư vòm họng?
Không phải ai cũng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng dưới đây cần được tầm soát định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị bệnh một cách kịp thời:
Nhóm có yếu tố nguy cơ cao
- Người nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), loại virus liên quan mật thiết đến ung thư vòm họng.
- Người bị viêm nhiễm đường mũi họng mạn tính kéo dài.
- Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc hóa chất, bụi gỗ, khói độc…
- Người có lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, chế độ ăn thiếu rau quả, lạm dụng thực phẩm lên men, mặn.
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng hoặc bản thân đã từng mắc các bệnh ung thư khác.
Người có triệu chứng nghi ngờ
Những biểu hiện dưới đây cần được cảnh giác và tầm soát ung thư vòm họng ngay lập tức:
- Hạch cổ nổi một bên không đau.
- Ù tai, nghe kém, viêm tai giữa tái phát.
- Nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.
- Đau đầu, đau nửa mặt, giảm thị lực, đau họng dai dẳng.
Việc phát hiện sớm khi nhận thấy những triệu chứng ung thư vòm họng có thể quyết định đến kết quả điều trị sau này. Do đó, nếu có những dấu hiệu trên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và có biện pháp tầm soát ung thư vòm họng kịp thời.
/cac_bien_phap_tam_soat_ung_thu_vom_hong_va_cach_phong_ngua_benh_hieu_qua_3_490b8a6626.png)
Phòng ngừa ung thư vòm họng như thế nào?
Bên cạnh tầm soát ung thư vòm họng, phòng bệnh luôn là chiến lược y tế được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ cộng đồng khỏi gánh nặng ung thư.
Từ bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia
Không hút thuốc lá và hạn chế tối đa đồ uống có cồn là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư vòm họng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh tật. Để giảm nguy cơ ung thư vòm họng, nên:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Tránh thực phẩm lên men như dưa muối, thịt muối, cá khô.
- Hạn chế ăn đồ quá nóng gây tổn thương niêm mạc hầu họng.
Tăng cường vận động
Duy trì hoạt động thể lực đều đặn giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ ung thư và nhiều bệnh lý mạn tính khác.
Tiêm phòng HPV và chủ động bảo vệ
Một phần ung thư vòm họng có thể liên quan đến virus HPV, loại virus lây truyền qua đường tình dục. Do đó, tiêm vắc xin phòng HPV là bước đi chiến lược để bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, Tiêm chủng Long Châu là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tiêm chủng dự phòng, đặc biệt là dịch vụ tiêm vắc xin HPV, một biện pháp thiết yếu trong việc phòng ngừa các bệnh lý do virus HPV gây ra, bao gồm cả ung thư vòm họng. Với đội ngũ chuyên viên y tế được đào tạo bài bản, hệ thống trang thiết bị hiện đại và quy trình tiêm chủng an toàn, Tiêm chủng Long Châu hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng sự an tâm tuyệt đối trong từng mũi tiêm.
/cac_bien_phap_tam_soat_ung_thu_vom_hong_va_cach_phong_ngua_benh_hieu_qua_5_17d036d80b.png)
Như vậy, tầm soát ung thư vòm họng là một chiến lược chủ động, cần được thực hiện định kỳ, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao. Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, người dân hiện nay có nhiều lựa chọn tầm soát với độ chính xác cao và mức độ xâm lấn tối thiểu. Bên cạnh đó, lối sống lành mạnh và tiêm chủng cũng góp phần to lớn trong việc phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.