Nắm rõ một số thông tin cơ bản về bệnh viêm phổi như nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa là điều rất cần thiết, giúp mỗi người trong chúng ta có thể chủ động bảo vệ sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin cũng như mách bạn cách phòng ngừa tình trạng viêm phổi ở người già hiệu quả, mời bạn đọc chú ý theo dõi.
Viêm phổi ở người già là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào?
Viêm phổi ở người già là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi bao gồm các cơ quan như phế nang, túi, ông phế nang, tiểu phế quản và tổ chức các liên kết khe kẽ,... xảy ra ở những người trên 70 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh lý này thường bắt nguồn từ sự tấn công của các tác nhân như vi khuẩn, virus, dị vật, khí độc, hóa chất,... vào đường hô hấp.
Khi mắc bệnh, mủ và dịch nhầy sẽ bị tích tụ lại ở các phế nang, gây kích thích đường hô hấp trên và tăng tiết dịch, thậm chí nguy hiểm hơn là viêm toàn bộ phổi. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể cải thiện tương đối khả quan. Song, nếu chậm trễ thì nguy cơ người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy gan, suy thận, nhiễm trùng máu,... là vô cùng cao.
/benh_viem_phoi_o_nguoi_gia_phong_ngua_ra_sao_1_252b0d5bc0.png)
Giai đoạn giao mùa là thời điểm viêm phổi ở người già có xu hướng tăng, tuy nhiên, dấu hiệu bệnh lại thường không quá nghiêm trọng, khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh hô hấp thông thường như:
- Ho kèm theo đờm (đờm vàng hoặc xanh), khan cổ họng;
- Khó thở và tức ngực, các biểu hiện này lại càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho;
- Rối loạn nhịp tim;
- Sốt, cơ thể mệt mỏi;
- Đổ mồ hôi nhiều, run rẩy.
Mặc dù ít phổ biến hơn, thế nhưng trong một số trường hợp viêm phổi ở người già, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ho ra máu, thở khò khè, buồn nôn, nôn ói, đau nhức cơ thể, đau đầu,... Một khi nhận thấy người thân của mình có những dấu hiệu bất thường này, bạn đọc cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt, tránh khiến cho cơ thể người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
/benh_viem_phoi_o_nguoi_gia_phong_ngua_ra_sao_1_0659e31433.png)
Nguyên nhân viêm phổi ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm phổi ở người già như virus, nấm, vi khuẩn, khói bụi, môi trường ô nhiễm, ít luyện tập thể dục, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,... Trong đó, sự tấn công của các loại vi sinh vật trú ngụ sẵn bên trong cổ họng, mũi như vi khuẩn phế cầu hay virus đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có nguy cơ khiến cho người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phổi đó là:
- Hệ miễn dịch yếu: Tuổi càng cao, hệ miễn dịch càng suy yếu khiến cho cơ thể của người lớn tuổi không có đủ khả năng để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm phổi, cúm mùa.
- Bệnh nền: Người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý mãn tính như Parkinson, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường,... Kết hợp với việc phải sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh lý có thể gây ức chế hệ miễn dịch, từ đó làm cho khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh bị suy giảm.
- Chứng khó nuốt: Rất nhiều người cao tuổi bị chứng khó nuốt, xảy ra do khả năng tiết nước bọt, nhai, hoạt động của lưỡi và thanh quản bị suy giảm do lão hóa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho thức ăn xâm nhập vào đường thở gây viêm phổi. Mặt khác, tình trạng giảm tiết nước bọt cũng góp phần gây tích tụ vi khuẩn bên trong khoang miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
- Thường xuyên lưu trú tại bệnh viện: Người lớn tuổi là đối tượng thường xuyên lưu trú tại bệnh viện để điều trị bệnh hay kiểm tra sức khỏe. Việc thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, virus có trong môi trường này cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh cho người lớn tuổi.
Bệnh viêm phổi ở người già thường tiến triển âm thầm ở giai đoạn sớm. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã nghiêm trọng hoặc phát hiện một cách tình cờ thông qua thăm khám định kỳ. Lúc này, nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề như suy nội tạng, áp xe phổi, nhiễm trùng khoang phổi, xẹp thùy phổi,... là rất cao, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.
/benh_viem_phoi_o_nguoi_gia_phong_ngua_ra_sao_2_5d11d2b0dc.png)
Cách phòng bệnh viêm phổi ở người già
Vì hệ miễn dịch lúc này đã suy yếu, do đó, tiêm vắc xin sẽ là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa tình trạng viêm phổi ở người già. Bạn đọc nên đưa ông bà, bố mẹ của mình đi thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin quan trọng như vắc xin phế cầu khuẩn và vắc xin phòng cúm. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng chống lại bệnh viêm phổi.
2 loại vắc xin chính ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn:
- Vắc xin Synflorix (Bỉ);
3 loại vắc xin ngừa viêm phổi do cúm:
- Vaxigrip Tetra (Pháp);
- Influvac Tetra (Hà Lan);
- Ivacflu-S (Việt Nam);
2 loại vắc xin ngừa viêm phổi do não mô cầu:
- Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cuba);
- Vắc xin liên hợp Menactra (Mỹ).
2 loại vắc xin ngừa viêm phổi do Hib:
- Vắc xin Hexaxim (Pháp);
- Vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ).
Khi tới Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, khách hàng sẽ được thăm khám sàng lọc miễn phí, trải nghiệm quy trình tiêm chủng nhanh chóng, không đau, sử dụng các loại vắc xin đạt chuẩn quốc tế và được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau tiêm một cách chi tiết, hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Hãy liên hệ với trung tâm ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của chính bạn cũng như những người thân yêu trong gia đình.
/benh_viem_phoi_o_nguoi_gia_phong_ngua_ra_sao_3_7d38509a0b.png)
Viêm phổi ở người già là bệnh lý không thể chủ quan. Ngoài việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ, cần kết hợp thực hiện một số phương pháp phòng bệnh khác như giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, xây dựng chế độ ăn uống, vận động khoa học, thăm khám sức khỏe định kỳ,... để có thể loại bỏ tối đa nguy cơ mắc bệnh.