icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao?

Anh Đào30/06/2025

Khi mang thai, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn, trong đó có sự thay đổi về hô hấp khiến các vấn đề liên quan đến bệnh hen suyễn dễ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều mẹ bầu mắc hen suyễn không khỏi lo lắng: “Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao kiểm soát hen mà vẫn đảm bảo con phát triển khỏe mạnh?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp chi tiết về cách chăm sóc, điều trị và phòng tránh nguy cơ hen suyễn trong thai kỳ một cách an toàn và hiệu quả.

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính về đường hô hấp, và khi xảy ra trong thai kỳ, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé nếu không được kiểm soát đúng cách. Tuy nhiên, tin vui là phần lớn các trường hợp hen suyễn khi mang thai đều có thể kiểm soát được, nếu mẹ có kiến thức đúng và được điều trị kịp thời. Vậy bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi mà vẫn giữ ổn định sức khỏe mẹ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị hen suyễn

Hen suyễn trong thai kỳ là tình trạng đường hô hấp của mẹ bầu bị viêm, sưng hoặc co thắt khiến không khí lưu thông khó khăn. Điều này làm mẹ cảm thấy khó thở, nặng ngực, ho nhiều và có thể thở khò khè. Tuy là bệnh lý không hiếm gặp, nhưng hen suyễn trong thai kỳ lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời.

Khi mẹ không hít thở hiệu quả, lượng oxy cung cấp cho thai nhi sẽ bị giảm. Hệ quả có thể bao gồm suy thai, sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung. Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật hoặc thậm chí nguy cơ băng huyết sau sinh. Đặc biệt, các cơn hen thường xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, nhất là tháng thứ 6 do nhu cầu oxy tăng cao.

Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? 3
Hen suyễn trong thai kỳ là tình trạng đường hô hấp bị viêm, sưng 

Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Khó thở, thở khò khè.
  • Đau tức ngực hoặc cảm giác bị đè nặng vùng ngực.
  • Ho kéo dài, đặc biệt về đêm.
  • Thở nhanh, thở gấp.
  • Mồ hôi đổ nhiều, da mặt xanh xao hoặc nhợt nhạt.
  • Khó nói do không đủ hơi.
  • Khó thở ngay cả khi đang nằm nghỉ.
  • Ho ra nhiều đờm, kèm cảm giác tức ngực.
  • Đổ mồ hôi nhiều và đột ngột, da môi hoặc đầu chi tím tái.
  • Thấy rõ các cơn co kéo ở vùng cổ (cơ ức - đòn - chũm), ngực co lõm khi hít vào.
  • Nhịp thở >30 lần/phút, hoặc tim đập nhanh bất thường.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và con.

Bà bầu bị hen suyễn ảnh hưởng như thế nào?

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, và khi phụ nữ mang thai mắc hen suyễn, mối lo ngại về ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, việc có nên mang thai hay không khi bị hen suyễn còn tùy thuộc vào mức độ kiểm soát bệnh của người mẹ.

Theo các chuyên gia, mang thai không làm bệnh hen trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng cũng không loại trừ khả năng bệnh sẽ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều cơn hen cấp hơn nếu không được theo dõi sát. Thống kê cho thấy:

  • Khoảng 1/3 phụ nữ mang thai bị hen suyễn có tình trạng nặng hơn.
  • Khoảng 1/3 cảm thấy bệnh ổn định hơn.
  • Và 1/3 không có thay đổi gì rõ rệt so với trước khi có thai.

Như vậy, nếu kiểm soát tốt hen suyễn trước và trong thai kỳ, phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai an toàn, thậm chí sinh con khỏe mạnh.

Mẹ bầu mắc hen suyễn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nếu bệnh không được kiểm soát:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: Là biến chứng phổ biến, có thể tiến triển thành tiền sản giật hoặc sản giật nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tiền sản giật: Là tình trạng nguy hiểm, gây tổn thương đa cơ quan như gan, thận, phổi, có thể xuất hiện từ tuần thứ 20 hoặc sau sinh. Nếu nặng, mẹ có thể bị phù phổi cấp, co giật, thậm chí tử vong.
  • Nguy cơ sinh mổ cao hơn: Do kiểm soát hô hấp khó khăn, các bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai sớm hơn dự kiến.
Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? 2
Bà bầu bị hen suyễn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng

Hen suyễn không kiểm soát có thể khiến thai nhi:

  • Chậm phát triển trong tử cung.
  • Sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg).
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi như ngạt thở, viêm phổi sau sinh.
  • Hệ miễn dịch kém, dễ bị hạ đường huyết và suy dinh dưỡng.
  • Chậm phát triển trí tuệ: Một số nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ mẹ bị hen suyễn nặng có thể có chỉ số thông minh, khả năng phối hợp vận động hoặc kỹ năng ngôn ngữ thấp hơn các bạn đồng trang lứa

Tóm lại, phụ nữ bị hen suyễn vẫn có thể mang thai nếu có kế hoạch rõ ràng, kiểm soát bệnh tốt và thăm khám thai định kỳ đúng lịch.

Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao?

Hen suyễn trong thai kỳ là một tình trạng không nên xem nhẹ, bởi nếu không kiểm soát tốt, cơn hen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, điều đáng mừng là với phác đồ điều trị đúng và sự đồng hành của bác sĩ, mẹ hoàn toàn có thể trải qua thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị hen suyễn an toàn và hiệu quả cho sản phụ.

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Việc điều trị hen suyễn trong thai kỳ bằng thuốc là bắt buộc và cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ. Theo Bộ Y tế và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đa số các loại thuốc điều trị hen hiện nay đều an toàn cho thai phụ nếu sử dụng đúng liều lượng.

Một số thuốc được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ gồm:

  • Thuốc corticosteroid dạng hít, thuốc giãn phế quản nhóm beta 2, montelukast, hoặc theophylline: Không gây dị tật thai nhi.
  • Albuterol (Salbutamol): Không làm tăng nguy cơ dị tật nhưng có thể gây tác dụng phụ nhẹ như nhịp tim nhanh hoặc hạ đường huyết.
  • Kết hợp corticosteroid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LABA): Hiệu quả trong kiểm soát hen trung bình đến nặng.
  • Thuốc LTRA: Thích hợp với người bị hen nhẹ, dai dẳng.

Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc vì lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi, vì thực tế nguy cơ từ hen không kiểm soát cao hơn rất nhiều so với tác dụng phụ của thuốc.

Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? 1
Bà bầu bị hen suyễn điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Tái khám định kỳ

Mẹ bầu nên khám định kỳ ít nhất mỗi tháng để bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh. Đặc biệt, thời điểm cuối tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tháng thứ 6) rất quan trọng để tầm soát các cơn hen cấp.

Các xét nghiệm thường được chỉ định:

  • Đo huyết áp.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Siêu âm thai thường xuyên.
Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? 4
Tái khám định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường

Duy trì môi trường sống trong lành

Mẹ nên giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh xa các tác nhân kích thích như:

  • Khói thuốc, bụi mịn, nước hoa, lông thú cưng
  • Phòng nên có máy lọc không khí hoặc mở cửa sổ thường xuyên

Ăn uống và vận động hợp lý

  • Chế độ ăn nên bổ sung: Rau xanh, trái cây giàu vitamin C & E, cá giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, ngũ cốc nguyên cám, mật ong, dầu ôliu...
  • Hạn chế tuyệt đối: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống đóng chai, rượu bia, hải sản dễ gây dị ứng.
  • Tập luyện nhẹ nhàng: Đi bộ, yoga bầu giúp cải thiện hô hấp và nâng cao thể trạng.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Điều trị hen suyễn khi mang thai không khó nếu mẹ bầu được theo dõi và điều trị đúng cách. Hãy luôn đồng hành cùng bác sĩ, giữ lối sống lành mạnh và tinh thần thoải mái, mẹ hoàn toàn có thể trải qua thai kỳ an toàn và đón bé yêu khỏe mạnh chào đời!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN