Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết và cấu trúc để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Một trong những triệu chứng thường gặp là khó thở khi mang thai khiến không ít mẹ bầu lo lắng. Việc nắm bắt thông tin chuyên môn và áp dụng các biện pháp phù hợp sẽ giúp mẹ bầu khó thở về đêm có thể kiểm soát triệu chứng này hiệu quả hơn.
Vì sao mẹ bầu bị khó thở khi mang thai?
Khó thở là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu và cuối thai kỳ. Nguyên nhân mang bầu khó thở về đêm hay khó thở khi mang thai chủ yếu liên quan đến thay đổi nội tiết, sự phát triển của thai nhi hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Thay đổi hormone
Trong thai kỳ, nồng độ hormone progesterone tăng cao kích thích trung tâm hô hấp của não và ảnh hưởng đến hoạt động của phổi. Điều này khiến mẹ bầu thở nhanh hơn bình thường và có cảm giác khó thở, đặc biệt khi nghỉ ngơi hoặc nằm nghiêng.

Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi phát triển làm tử cung mở rộng, chèn ép cơ hoành - bộ phận giúp điều phối hoạt động hô hấp. Khi cơ hoành không thể giãn nở tối đa, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở. Một số trường hợp thai lớn và đạp mạnh còn có thể khiến mẹ bị thiếu oxy đến mức ngất xỉu.
Giữ nước
Tình trạng phù nề khi mang thai khiến mô mềm bị tích nước, ảnh hưởng đến xoang mũi và phổi. Điều này dẫn đến việc hít thở trở nên khó khăn hơn, nhất là vào ban đêm.
Thiếu máu
Thiếu sắt trong thai kỳ làm giảm khả năng tạo hồng cầu và vận chuyển oxy. Để bù đắp, cơ thể phải tăng cường hoạt động tuần hoàn và hô hấp, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi và khó thở.
Bệnh van tim
Phụ nữ mang thai mắc bệnh van tim dễ bị khó thở, đau ngực và rối loạn nhịp tim. Đây là bệnh lý cần được theo dõi chặt chẽ để phòng tránh biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Bệnh hen suyễn
Nếu mẹ bầu có tiền sử hen suyễn, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi mang thai, gây ra cơn khó thở kéo dài và cần được kiểm soát đúng cách.

Thuyên tắc phổi
Tình trạng huyết khối làm tắc động mạch phổi có thể gây đau ngực, ho và khó thở đột ngột. Đây là biến chứng cấp tính, cần được xử lý khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Khó thở khi mang thai có nguy hiểm?
Khó thở là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ và được ghi nhận ở khoảng 60 - 70% thai phụ trong cả ba tam cá nguyệt. Trong phần lớn trường hợp, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm và có thể kéo dài đến khi sinh con.
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, dù thai nhi còn nhỏ nhưng sự tăng mạnh của hormone progesterone sẽ kích thích trung tâm hô hấp khiến mẹ bầu có cảm giác thở dốc hoặc thở không sâu. Sang tam cá nguyệt thứ hai, tử cung phát triển rõ rệt cùng với sự gia tăng thể tích máu khiến tim hoạt động mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn. Điều này gây áp lực lên hệ hô hấp và khiến việc thở trở nên khó khăn. Đến tam cá nguyệt thứ ba, nếu phần đầu của thai nhi nằm gần xương sườn hoặc ép vào cơ hoành sẽ trực tiếp làm mẹ bầu khó thở hơn.
Dù thường không gây nguy hiểm, triệu chứng này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu kéo dài. Tuy nhiên, nếu khó thở kèm theo dấu hiệu thiếu máu hoặc liên quan đến bệnh lý hô hấp hay tim mạch thì cần được bác sĩ thăm khám để loại trừ nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai nên làm gì để an toàn?
Khó thở là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt ở tam cá nguyệt đầu và cuối. Tuy phần lớn không nguy hiểm nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trong nhiều trường hợp, khó thở là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có các dấu hiệu sau thì nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra:
- Tăng nhịp tim bất thường;
- Thở khò khè kéo dài;
- Khó thở đi kèm cảm giác đau tức ngực;
- Môi, chân hoặc ngón tay chuyển màu xanh.
Biện pháp cải thiện khó thở tại nhà
Nghỉ ngơi hợp lý
Ngay khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu nên dừng hoạt động và hít thở sâu để điều hòa lại nhịp thở.
Vận động nhẹ nhàng
Đi bộ chậm, yoga bầu và các bài tập thở đơn giản có thể cải thiện tuần hoàn và tăng dung tích phổi. Mẹ bầu có thể thử hít sâu kết hợp nâng tay lên rồi thở ra khi hạ tay xuống. Một bài tập thở đều đặn sẽ giúp hơi thở trở nên dễ dàng hơn.
Thay đổi tư thế
Giữ lưng thẳng khi đứng hoặc ngồi giúp mở rộng không gian cho phổi hoạt động. Nếu khó thở về đêm, mẹ bầu có thể kê thêm gối sau lưng hoặc nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực tử cung lên cơ hoành và động mạch chủ.
Mặc dù khó thở khi mang thai thường không nguy hiểm nhưng mẹ bầu cần theo dõi sát và nên khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, phụ nữ trước khi mang thai cần áp dụng những bước chuẩn bị kỹ càng, bao gồm cả việc tiêm phòng vắc xin. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi được tiêm chủng đúng thời điểm cơ thể người mẹ sẽ tạo ra các kháng thể mạnh mẽ giúp ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng. Đồng thời, những kháng thể này cũng đóng vai trò như lá chắn miễn dịch đầu đời cho trẻ sơ sinh.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang triển khai gói vắc xin dành cho phụ nữ trước khi mang thai với quy trình bài bản, rõ ràng và minh bạch. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ tư vấn xác định các loại vắc xin cần tiêm và hướng dẫn thời điểm tiêm hợp lý.
Chất lượng vắc xin luôn được bảo quản nghiêm ngặt và theo dõi sát lịch tiêm từng cá nhân. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn uy tín cho phụ nữ đang chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ một cách an toàn và khoa học.

Tóm lại, hiện tượng khó thở khi mang thai thường là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nếu kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Mẹ bầu nên theo dõi kỹ diễn biến sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng khoa học và tập thở đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.