icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không? Biện pháp phòng ngừa cúm cho mẹ bầu

Kim Toàn26/03/2025

Bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không? Đây là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, bởi nếu không được điều trị hoặc phòng ngừa kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và ba, bà bầu bị cúm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, làm tăng rủi ro biến chứng và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp đúng cách.

Nhiều người thắc mắc bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không? Cúm là bệnh dễ lây lan, do virus cúm phát tán qua không khí hoặc các bề mặt chung (tay nắm cửa, bàn ghế, đồ dùng…) khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Vì vậy, tiêm phòng cúm trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang lo lắng về việc mắc cúm trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, hãy tham khảo những thông tin sau để biết cách xử lý phù hợp!

Bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm tự nhiên, khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật hơn. Điều này làm cho mẹ dễ mắc nhiều bệnh, bao gồm cảm cúm.

Vậy cúm trong tam cá nguyệt thứ hai có nguy hiểm không? Bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không? Trước hết, mẹ cần nhận biết các triệu chứng cúm trong giai đoạn này, tương tự như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, bao gồm:

  • Ho, khó thở;
  • Sốt, ớn lạnh (có thể xảy ra);
  • Đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân;
  • Viêm họng;
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi;
  • Mệt mỏi, chán ăn.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bị cúm trong thai kỳ, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba, nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng sẽ tăng cao.

Nguyên nhân là do khi thai nhi phát triển, tử cung lớn dần tạo áp lực lên phổi, làm giảm dung tích phổi trong khi nhu cầu hô hấp vẫn tăng lên, khiến mẹ khó thở hơn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể đối diện với các nguy cơ như sinh non, sảy thai hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân.

Không chỉ vậy, sốt do cúm còn liên quan đến nguy cơ dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, tim bẩm sinh và một số bất thường khác.

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng mắc cúm trong tam cá nguyệt thứ hai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.

Bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không? Biện pháp phòng ngừa cúm cho mẹ bầu

Cách điều trị cúm khi mang thai

Nếu mẹ bầu xuất hiện triệu chứng cúm dù đã tiêm phòng, việc thăm khám sớm là rất quan trọng. Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng virus phù hợp để giúp kiểm soát bệnh. Sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp mẹ giảm nhẹ triệu chứng và cảm thấy thoải mái hơn.

Thuốc kháng virus phát huy hiệu quả tốt nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi triệu chứng xuất hiện. Việc điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi. Dưới đây là ba loại thuốc được FDA Hoa Kỳ phê duyệt dành cho phụ nữ mang thai hoặc sau sinh để điều trị cúm:

  • Oseltamivir (Tamiflu): Dạng viên nang, có thể được sử dụng dự phòng nếu mẹ tiếp xúc với người mắc cúm nhưng không thay thế vắc xin.
  • Zanamivir (Relenza): Dùng qua đường hít, không phù hợp với những người mắc bệnh hô hấp như hen suyễn.
  • Peramivir (Rapivab): Dạng tiêm tĩnh mạch, không thể thay thế vắc xin cúm.

Nếu mẹ bị sốt hoặc đau nhức, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng acetaminophen. Ngoài việc dùng thuốc, mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn hợp lý. Dù có thể cảm thấy chán ăn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bản thân và thai nhi.

ba-bau-bi-cum-3-thang-giua-co-sao-khong-bien-phap-phong-ngua-cum-cho-me-bau (2).png

Tiêm phòng cúm bảo vệ sức khỏe mẹ bầu

Tiêm phòng cúm cho bà bầu sẽ khác nhau tùy vào từng loại vắc xin cụ thể. Khi đến các trung tâm tiêm chủng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, mẹ bầu sẽ được tư vấn chi tiết về loại vắc xin phù hợp.

Dưới đây là một số vắc xin phòng cúm phổ biến có thể tiêm cho bà bầu:

  • Vắc xin Vaxigrip Tetra: Đây là vắc xin bất hoạt, có tác dụng phòng ngừa 4 chủng virus cúm, bao gồm hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Vắc xin này do tập đoàn Sanofi Pasteur nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại Pháp. Tiêm ở 03 tháng giữa hoặc 03 tháng cuối thai kì.
  • Vắc xin Influvac Tetra: Cũng là vắc xin bất hoạt giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm mùa do virus cúm gây ra, gồm hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Sản phẩm này được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng Abbott tại Hà Lan. Tiêm ở 03 tháng giữa hoặc 03 tháng cuối thai kì.

Mẹ bầu nên lựa chọn vắc xin phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ.

ba-bau-bi-cum-3-thang-giua-co-sao-khong-bien-phap-phong-ngua-cum-cho-me-bau (3).png

Tiêm phòng cúm ở đâu uy tín?

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn tin cậy dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc có nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh. Với hệ thống trung tâm rộng khắp cả nước, Long Châu không ngừng mở rộng quy mô nhằm cung cấp vắc xin chất lượng với chi phí hợp lý, giúp mẹ bầu phòng bệnh hiệu quả và bảo vệ sức khỏe thai nhi ngay từ giai đoạn đầu.

Hiện tại, trung tâm có sẵn các loại vắc xin phòng cúm an toàn, được khuyến nghị như Influvac Tetra và Vaxigrip Tetra. Tất cả vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất danh tiếng trên thế giới, đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài và đi kèm nhiều ưu đãi.

Hệ thống bảo quản vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đạt chuẩn GSP, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo quản nhiệt độ từ 2 - 8 độ C nhằm đảm bảo chất lượng và tính an toàn cao nhất. Các phòng tiêm được trang bị tủ chuyên dụng, trong khi quy trình tiêm chủng được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đội ngũ nhân viên tại trung tâm là các bác sĩ và điều dưỡng có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo chuyên sâu và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí để đảm bảo tiêm chủng chính xác và an toàn theo tiêu chuẩn y tế cao nhất.

Tiêm phòng không chỉ giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe mà còn tạo nền tảng vững chắc để thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ, góp phần mang lại một thai kỳ an toàn và tương lai tươi sáng cho cả mẹ và bé. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về việc tiêm phòng cúm cho bà bầu. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm, vui lòng liên hệ hotline 18006928!

ba-bau-bi-cum-3-thang-giua-co-sao-khong-bien-phap-phong-ngua-cum-cho-me-bau (4).png

Như vậy, cúm trong thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt khi bà bầu bị cúm 3 tháng giữa hoặc giai đoạn cuối thai kỳ. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết "Bà bầu bị cúm 3 tháng giữa có sao không?" sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và tràn đầy năng lượng!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hà Lan
DSC_04534_816a67205c

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Pháp
DSC_00115_2526d50613_9265541cf6

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Việt Nam
DSC_04905_19b40a3dcb

260.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN