icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

5 phân độ suy thận mạn: Dấu hiệu và cách điều trị

Phương Quyên23/07/2025

Phân độ suy thận là bước quan trọng giúp xác định mức độ tổn thương và hướng điều trị phù hợp theo từng giai đoạn. Việc hiểu rõ 5 giai đoạn của suy thận mạn sẽ giúp người bệnh chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa biến chứng hiệu quả hơn.

Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, ít biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, thiếu máu, loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong. Hiểu rõ từng giai đoạn trong phân độ suy thận sẽ giúp người bệnh nhận diện nguy cơ sớm và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Có bao nhiêu giai đoạn suy thận mạn?

Theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, suy thận mạn được chia thành 5 phân độ suy thận dựa trên chỉ số lọc cầu thận còn gọi là eGFR. Đây là chỉ số phản ánh khả năng lọc máu của thận trong một phút. Dựa vào eGFR, các bác sĩ có thể đánh giá chức năng thận còn lại của người bệnh. 

Mỗi giai đoạn phản ánh một mức độ suy giảm khác nhau, từ nhẹ đến nặng và cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối: 

 

Biểu hiện

Mức lọc cầu thận (ml/phút/1,73m2)

Chỉ định điều trị

Suy thận mạn giai đoạn 1

Tổn thương thận nhưng mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng

Lớn hơn hoặc bằng 90

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý là nguyên nhân suy thận mạn, giới hạn yếu tố nguy cơ suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch

Suy thận mạn giai đoạn 2

Tổn thương thận với mức lọc cầu thận giảm nhẹ

60 đến 89

Theo dõi, ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận

Suy thận mạn giai đoạn 3

Giảm mức lọc cầu thận trung bình

30 đến 59

Đánh giá và điều trị các biến chứng do bệnh thận gây ra

Suy thận mạn giai đoạn 4

Giảm mức lọc cầu thận nặng

15 đến 29

Chuẩn bị các phương án điều trị thay thế thận

Suy thận mạn giai đoạn 5

Suy thận mạn giai đoạn cuối

Bé hơn 15 hoặc phải điều trị thận nhân tạo

Bắt buộc điều trị thay thế thận nếu có hội chứng tăng ure máu

Việc xác định phân độ suy thận mạn không chỉ giúp quản lý bệnh hiệu quả mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Tiến triển của bệnh suy thận mạn qua từng phân độ suy thận

Bệnh suy thận mạn thường không bộc lộ rõ ràng ngay từ đầu mà tiến triển âm thầm qua từng giai đoạn. Dưới đây là quá trình tiến triển của bệnh theo từng mức độ để người bệnh có thể theo dõi và chăm sóc sức khỏe kịp thời: 

Suy thận mạn giai đoạn 1 và 2

Trong giai đoạn đầu, chỉ số lọc cầu thận vẫn ở mức bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ. Người bệnh có thể chưa có triệu chứng rõ rệt. Một số người được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu có đạm hoặc qua các chỉ số sinh hóa khác. Đây là thời điểm vàng để kiểm soát bệnh vì thận vẫn còn hoạt động tốt. Nếu được điều chỉnh lối sống và điều trị nguyên nhân từ sớm, khả năng làm chậm tiến triển bệnh là rất cao.

Suy thận mạn giai đoạn 3

Khi bệnh bước vào giai đoạn 3, chức năng thận bắt đầu suy giảm rõ rệt. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu nhiều về đêm, phù nhẹ hoặc tăng huyết áp. Ở giai đoạn này, cần ghép thận được theo dõi sát hơn bằng xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ. Việc điều trị lúc này tập trung vào kiểm soát các biến chứng bắt đầu xuất hiện.

Suy thận mạn giai đoạn 4

Đây là giai đoạn chức năng thận đã suy giảm nặng. Các triệu chứng thường rõ ràng hơn như phù nhiều hơn, mệt mỏi kéo dài, rối loạn điện giải, ngứa da hoặc thiếu máu. Người bệnh cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về hướng điều trị tiếp theo, bao gồm cả việc chuẩn bị tinh thần và thể chất cho điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Suy thận mạn tính giai đoạn 5

Giai đoạn cuối là khi chỉ số lọc cầu thận giảm xuống dưới 15 mililit mỗi phút. Lúc này thận hầu như không còn khả năng duy trì chức năng lọc máu. Người bệnh có thể gặp tình trạng buồn nôn, sụt cân, mệt mỏi nhiều, phù nặng và các biến chứng nguy hiểm khác. Việc điều trị chính trong giai đoạn này là lọc máu định kỳ hoặc ghép thận nếu đủ điều kiện.

5 phân độ suy thận mạn: Dấu hiệu và cách điều trị 1
Các dấu hiệu suy thận mạn qua 5 giai đoạn cụ thể

Bệnh suy thận mạn tiến triển qua 5 giai đoạn từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện ngày càng rõ rệt. Khi phát hiện sớm và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện chất lượng sống và giảm thiểu nguy cơ phải điều trị thay thế thận ở giai đoạn cuối.

Các phương pháp điều trị suy thận mạn

Việc điều trị suy thận mạn cần được thực hiện đúng cách để làm chậm tiến triển bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng.

Điều trị nguyên nhân

Một trong những cách quan trọng để kiểm soát suy thận mạn là điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đa phần các trường hợp suy thận mạn xuất phát từ tiểu đường, tăng huyết áp hoặc viêm cầu thận. Khi kiểm soát tốt bệnh nền, tiến trình suy giảm chức năng thận cũng sẽ được làm chậm lại.

5 phân độ suy thận mạn: Dấu hiệu và cách điều trị 2
Điều trị nguyên nhân giúp làm chậm phân độ suy thận

Điều trị huyết áp

Huyết áp cao không chỉ là nguyên nhân mà còn là hậu quả của suy thận mạn. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để ổn định huyết áp. Việc giữ huyết áp trong mức an toàn giúp hạn chế tổn thương thêm cho thận và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

Kiểm soát cholesterol

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến mạch máu trong thận. Người bệnh suy thận mạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa và dùng thuốc hạ mỡ máu nếu cần thiết.

Điều trị những vấn đề gây nên bởi suy thận

Ở các giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng như thiếu máu, loãng xương, rối loạn điện giải hoặc tăng axit trong máu. Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để điều chỉnh tình trạng này. Ngoài ra, người bệnh có thể cần bổ sung vitamin hoặc khoáng chất thiếu hụt.

5 phân độ suy thận mạn: Dấu hiệu và cách điều trị 3
Biến chứng ở giai đoạn nặng cần được phát hiện và xử lý kịp thời

Điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Khi thận mất chức năng hoàn toàn, các biện pháp điều trị thay thế sẽ được áp dụng. Lọc máu nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận là những phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh suy thận cần làm gì?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh suy thận cũng cần chủ động thay đổi lối sống để làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Sau đây là một số cách đơn giản mà hiệu quả để hỗ trợ quá trình điều trị.

Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiến trình suy thận. Người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và ngủ đủ giấc. Đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch tái khám và dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn cần được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn của bệnh. Ở những giai đoạn đầu, người bệnh nên giảm lượng muối và đạm trong khẩu phần ăn. Khi bệnh nặng hơn, cần kiểm soát lượng kali, photpho và hạn chế uống nước nếu có dấu hiệu phù. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp thận giảm gánh nặng và kéo dài thời gian hoạt động hiệu quả.

5 phân độ suy thận mạn: Dấu hiệu và cách điều trị 4
Lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp bảo vệ chức năng thận

Phân độ suy thận giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng sức khỏe và lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc và thay đổi lối sống, tiêm ngừa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Nếu bạn đang sống chung với bệnh mạn tính hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao, đừng quên tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ cơ thể tốt hơn. Bạn có thể đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm ngừa đúng lịch, an toàn và hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN