Sau khi một người từng mắc thủy đậu, virus VZV không hoàn toàn bị loại bỏ mà vẫn âm thầm tồn tại trong các hạch thần kinh cảm giác dưới dạng tiềm ẩn. Nhiều năm sau, khi cơ thể rơi vào trạng thái suy yếu như tuổi già, căng thẳng kéo dài, suy nhược hay mắc các bệnh lý nền, virus có thể được "đánh thức", tái hoạt động và tấn công trở lại. Lúc này, VZV sẽ theo dây thần kinh di chuyển ra ngoài da, gây nên các biểu hiện đặc trưng của bệnh zona thần kinh.
Vắc xin zona thần kinh là gì?
Vắc xin phòng bệnh zona thần kinh là một loại chế phẩm sinh học có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch, giúp cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus Varicella Zoster (VZV) thủ phạm gây ra cả bệnh thủy đậu và zona thần kinh. Việc tiêm phòng giúp ngăn chặn hiệu quả nguy cơ virus tái hoạt động, từ đó phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh zona.
/phong_zona_than_kinh_4_8ea4e64234.png)
Việc tiêm vắc xin zona chứa một phần của vi rút VZV đã bị bất hoạt giúp cơ thể "làm quen" với virus mà không có khả năng gây bệnh. Khi được tiêm, vắc xin kích thích, hệ miễn dịch sản xuất kháng thể và tạo phản ứng miễn dịch. Nhờ đó, nếu virus tái phát, hệ miễn dịch sẽ được chuẩn bị tốt hơn để phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp giảm nguy cơ mắc zona hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tiêm vắc xin zona là biện pháp dự phòng chủ động, đặc biệt quan trọng với người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Tại sao nên tiêm vắc xin phòng zona thần kinh?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin zona là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng ngừa bệnh zona thần kinh. Vắc xin có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus Varicella Zoster tác nhân gây ra bệnh. Nhờ đó, cơ thể sẽ chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu không may tái hoạt virus, vắc xin vẫn giúp giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục.
Zona thần kinh không chỉ gây nổi mụn nước ngoài da dọc theo dây thần kinh mà còn khiến người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau rát, châm chích kéo dài. Đặc biệt, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như: Đau dây thần kinh sau zona, nhiễm trùng da, mất thị lực hoặc để lại sẹo vĩnh viễn. Việc tiêm phòng sớm giúp hạn chế tối đa các rủi ro này.
/phong_zona_than_kinh_5_40d4008ad6.png)
Hiệu quả của vắc xin zona đã được kiểm chứng trong nhiều nghiên cứu. Cụ thể, ở nhóm người từ 50 – 69 tuổi, hiệu quả phòng bệnh đạt đến 97%, và vẫn duy trì ở mức 91% đối với người từ 70 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin cũng giúp giảm nguy cơ đau dây thần kinh sau zona lên đến 91% ở người 50 – 69 tuổi và 89% ở người cao tuổi.
Đặc biệt, ngay cả những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng được khuyến khích tiêm vắc xin, với hiệu quả dao động từ 68% đến 91%, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe từng cá nhân.
Tiêm vắc xin zona chính là bước đi chủ động để bảo vệ sức khỏe lâu dài, nhất là khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Các loại vắc xin zona thần kinh hiện nay
Hiện nay, vắc xin chính giúp bảo vệ cơ thể phòng bệnh zona thần kinh hiện đang lưu hành tại Việt Nam là vắc xin Shingrix
Shingrix là vắc xin phòng bệnh zona thần kinh do hãng dược phẩm GSK (Anh) sản xuất. Loại vắc xin này chứa Glycoprotein E (gE) – một thành phần chính của virus VZV – kết hợp với tá dược đặc biệt AS01B giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch. Khi tiêm vào cơ thể, Shingrix kích thích hệ miễn dịch nhận diện và chủ động tạo kháng thể chống lại virus, từ đó ngăn chặn hiệu quả sự tái hoạt động của virus gây zona.
Shingrix được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên, hoặc người từ 18 tuổi có nguy cơ cao như đang suy giảm miễn dịch, đang điều trị hóa – xạ trị hoặc mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng. Vắc xin có hiệu lực bảo vệ lên đến 97%. Lịch tiêm gồm 2 liều, mỗi liều 0.5ml, cách nhau từ 2 đến 6 tháng. Với người có hệ miễn dịch yếu, khoảng cách giữa 2 liều có thể rút ngắn còn 1 – 2 tháng.
/phong_zona_than_kinh_3_a5f65a24a8.png)
Vắc xin zona tiêm mấy mũi?
Vắc xin Shingrix là vắc xin tái tổ hợp, có hiệu quả vượt trội hơn và được khuyến cáo tiêm 2 liều, cách nhau từ 2 đến 6 tháng. Với người có hệ miễn dịch suy yếu (do bệnh lý hoặc đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch), liều thứ hai có thể được tiêm sớm hơn, sau 1 – 2 tháng từ liều đầu tiên.
Phác đồ lịch tiêm:
- Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
- Mũi 2: Từ 02 - 06 tháng sau mũi 1.
Lưu ý: Người suy giảm miễn dịch, ức chế miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch thì có thể tiêm mũi 2 sau 01 - 02 tháng.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã chính thức cấp phép lưu hành vắc xin Shingrix từ ngày 15/5/2024. Đây là một bước tiến quan trọng trong phòng ngừa bệnh zona thần kinh tại cộng đồng.
Người dân từ 50 tuổi trở lên, hoặc từ 18 tuổi nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao vì suy giảm miễn dịch, đã có thể dễ dàng đăng ký tiêm chủng và được tư vấn đầy đủ về lịch tiêm phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe một cách chủ động và bền vững.
Đối tượng nên tiêm vắc xin zona thần kinh
Tiêm vắc xin zona là cách chủ động và hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh gây đau đớn kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm này. Các chuyên gia khuyến cáo, những nhóm đối tượng sau đây nên được tiêm phòng vắc xin zona:
- Người từ 50 tuổi trở lên: Đây là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh do hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác. Việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp giảm rõ rệt nguy cơ nhiễm bệnh cũng như biến chứng nguy hiểm như đau dây thần kinh kéo dài, thậm chí suốt đời.
- Người từ 18 tuổi trở lên có hệ miễn dịch suy yếu: Những người mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, ung thư, hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao mắc zona và được khuyến cáo tiêm phòng.
- Người từng mắc thủy đậu: Tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ tái phát và biến chứng.
/phong_zona_than_kinh_1_0937c24d94.png)
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin zona
Chống chỉ định tiêm đối với người có tiền sử dị ứng nặng (sốc phản vệ) với thành phần của vắc xin, người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng hoặc phụ nữ đang mang thai/cho con bú.
Cần hoãn tiêm hoặc thận trọng nếu đang mắc bệnh zona cấp, đang bị bệnh cấp tính, hoặc bệnh mạn tính chưa ổn định. Đặc biệt, người đang chuẩn bị hóa trị nên tiêm vắc xin ít nhất 2 tuần trước đợt điều trị để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu.
Các trường hợp thận trọng/hoãn tiêm vắc xin zona
Mặc dù vắc xin zona thần kinh mang lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh và các biến chứng, nhưng không phải ai cũng có thể tiêm ngay lập tức. Trong một số trường hợp, việc tiêm chủng cần được hoãn lại hoặc cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Cụ thể:
Người đang mắc zona thần kinh: Nếu bạn đang trong giai đoạn cấp của bệnh hoặc các triệu chứng zona chưa hoàn toàn thuyên giảm, cần đợi đến khi cơ thể hồi phục ổn định thì mới nên tiến hành tiêm phòng. Việc này giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi được kích thích bởi vắc xin.
Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc có bệnh lý mạn tính chưa ổn định: Với các trường hợp như sốt, viêm nhiễm hoặc bệnh mãn tính đang trong giai đoạn tiến triển, nên trì hoãn tiêm vắc xin cho đến khi tình trạng sức khỏe được cải thiện.
Người có bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đang điều trị hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch: Những trường hợp này không bắt buộc phải trì hoãn tiêm, nhưng tốt nhất nên được tiêm vắc xin ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu điều trị để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch.
Vắc xin phòng bệnh zona giá bao nhiêu?
Hiện nay, vắc xin Shingrix là loại vắc xin tiên tiến giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh đã được triển khai tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn cung và chất lượng dịch vụ khi đến tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Giá vắc xin Shingrix được niêm yết rõ ràng là 3.800.000 đồng/liều. Với nhu cầu tiêm 2 liều để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, khách hàng có thể chủ động lên lịch tiêm phù hợp theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.
Tuy nhiên mức giá có thể thay đổi theo thời gian, để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng vắc xin, lịch tiêm, cũng như các chính sách ưu đãi đang áp dụng, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 để có thông tin giá chính xác nhất.
Vắc xin ngừa zona thần kinh có tác dụng trong bao lâu?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin phòng zona thần kinh mang lại hiệu quả bảo vệ bền vững, đặc biệt ở người lớn tuổi. Theo thống kê, hơn 85% người từ 70 tuổi trở lên vẫn được bảo vệ khỏi bệnh zona trong ít nhất 4 năm sau khi tiêm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng xác nhận rằng vắc xin này duy trì khả năng bảo vệ trong khoảng 7 năm.
Một nghiên cứu quy mô lớn năm 2022, theo dõi hơn 7.400 người đã tiêm vắc xin từ 5 – 7 năm trước, cho thấy hiệu quả bảo vệ vẫn đạt khoảng 91%. Thậm chí, Tiến sĩ Sarath Nath, chuyên gia truyền nhiễm và Phó giáo sư tại Trường Y Stony Brook (Mỹ), cho rằng vắc xin Shingrix là một trong hai loại vắc xin zona phổ biến hiện nay có thể mang lại hiệu quả lâu hơn 7 năm.
Thông tin từ nhà sản xuất GSK cũng cho thấy vắc xin Shingrix mang lại hiệu lực kéo dài đáng kể. Dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng ZOSTER-049 đã chứng minh vắc xin vẫn duy trì khả năng bảo vệ cao hơn 11 năm ở người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên, minh chứng đáng tin cậy cho sự bền vững của miễn dịch.
Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin zona thần kinh
Vắc xin phòng zona thần kinh Shingrix có khả năng kích hoạt mạnh mẽ hệ thống miễn dịch, từ đó giúp cơ thể tạo ra "lá chắn" vững chắc chống lại virus gây bệnh zona. Chính vì phản ứng miễn dịch này mà một số người có thể gặp các tác dụng phụ nhẹ, tạm thời sau khi tiêm, thường chỉ kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Những biểu hiện phổ biến nhất bao gồm: đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm, cảm giác mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt nhẹ hoặc buồn nôn. Đây đều là những phản ứng bình thường, cho thấy cơ thể đang đáp ứng với vắc xin và tạo miễn dịch. Hầu hết các triệu chứng đều nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tác dụng phụ có thể xuất hiện sau liều đầu tiên, liều thứ hai hoặc cả hai, tuy nhiên chúng thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Trong trường hợp cảm thấy khó chịu, người tiêm có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp đã ghi nhận phản ứng nghiêm trọng hơn như hội chứng Guillain-Barré (GBS) – một rối loạn thần kinh có thể gây yếu cơ. Tuy nhiên, tỷ lệ này cực kỳ thấp và không phổ biến.
Nhìn chung, lợi ích phòng bệnh mà vắc xin zona thần kinh mang lại vẫn vượt trội so với nguy cơ gặp tác dụng phụ. Việc hiểu rõ trước khi tiêm sẽ giúp người tiêm an tâm hơn và chủ động chăm sóc sức khỏe tốt hơn sau tiêm.
Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin zona thần kinh
Việc tiêm phòng vắc xin zona thần kinh là bước quan trọng giúp phòng ngừa căn bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người tiêm cần lưu ý một số điểm quan trọng trước và sau tiêm.
Trước khi tiêm vắc xin
- Đảm bảo sức khỏe ổn định: Chỉ nên tiêm khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, không sốt, không mệt mỏi hay có dấu hiệu bệnh lý cấp tính.
- Khám sàng lọc kỹ lưỡng: Người tiêm cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe và khai thác đầy đủ về tiền sử bệnh lý, dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng, cũng như tình trạng thai kỳ nếu có.
- Kiểm tra vắc xin: Trước khi tiêm, cần chắc chắn vắc xin còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn và loại vắc xin đúng với chỉ định. Đồng thời, thông báo với nhân viên y tế nếu từng có phản ứng mạnh với thành phần của vắc xin.
Sau khi tiêm vắc xin
- Theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút: Đây là thời điểm quan trọng để phát hiện sớm các phản ứng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ.
- Tự theo dõi tại nhà trong 24–48 giờ: Nếu xuất hiện biểu hiện bất thường như sốt cao, phát ban, sưng đau kéo dài hoặc khó thở, người tiêm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.
- Không chủ quan: Dù phần lớn tác dụng phụ là nhẹ và thoáng qua, nhưng việc báo cáo kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và được chăm sóc đúng cách.
Địa điểm tiêm vắc xin zona thần kinh uy tín tại Việt Nam
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp vắc xin Shingrix phòng bệnh zona thần kinh, được nhập khẩu chính hãng và bảo quản đạt chuẩn GSP. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trung tâm cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao và an toàn. Giá mỗi liều vắc xin Shingrix tại đây là 3.800.000 đồng, có thể thay đổi tùy theo thời điểm.
/phong_zona_than_kinh_2_e88111cfa7.png)
Hệ thống tiêm chủng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng cung cấp các loại vắc xin chất lượng cao, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và quy trình bảo quản nghiêm ngặt để mang đến sự yên tâm cho bạn. Tiêm vắc xin zona thần kinh tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang lại nhiều lợi ích vượt trội, giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả và an toàn. Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng tư vấn về lịch tiêm, đối tượng chỉ định, chống chỉ định và các lưu ý khi tiêm vắc xin zona thần kinh, giúp bạn hiểu rõ và quyết định đúng đắn cho sức khỏe của mình.
Tiêm vắc xin zona thần kinh tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn thông minh để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ mắc bệnh zona và các biến chứng nguy hiểm. Với vắc xin chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp và giá cả hợp lý, Long Châu xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho bạn và gia đình.
Câu hỏi thường gặp về vắc xin zona thần kinh
Có cần tiêm nhắc lại vắc xin zona thần kinh không?
Vắc xin zona thần kinh (Shingrix) không yêu cầu tiêm nhắc lại định kỳ. Sau khi tiêm đủ 2 liều, mỗi liều cách nhau 2 tháng, hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài hơn 10 năm. Tuy nhiên, đối với những người đã tiêm vắc xin Zostavax (vắc xin zona thế hệ cũ), có thể cần tiêm nhắc lại bằng Shingrix để tăng cường hiệu quả bảo vệ. Việc tiêm nhắc lại nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh.
Có thể bị bệnh zona sau khi tiêm vắc xin không?
Mặc dù vắc xin zona thần kinh (Shingrix) có hiệu quả phòng ngừa lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và 87% ở người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh zona sau khi tiêm. Hiệu quả của vắc xin có thể giảm dần theo thời gian, và một số cá nhân vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm chủng. Tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh, triệu chứng thường nhẹ hơn và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng giảm đáng kể.
Đã tiêm vắc xin thủy đậu có thể bị bệnh zona thần kinh không?
Mặc dù vắc xin thủy đậu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và có thể giảm thiểu nguy cơ mắc zona thần kinh sau này, nhưng không hoàn toàn ngăn ngừa được. Do đó, người đã tiêm vắc xin thủy đậu vẫn nên tiêm vắc xin zona thần kinh để bảo vệ tốt hơn.
Đã từng bị bệnh zona có cần tiêm vắc xin zona thần kinh không?
Mặc dù đã từng mắc bệnh zona thần kinh, bạn vẫn nên tiêm vắc xin zona thần kinh (Shingrix) để giảm nguy cơ tái phát và mức độ nghiêm trọng nếu bệnh tái phát. Virus Varicella Zoster là nguyên nhân gây bệnh zona, vẫn tồn tại trong cơ thể sau khi khỏi bệnh và có thể tái hoạt động khi hệ miễn dịch suy yếu. Tiêm vắc xin giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tái phát và giảm nguy cơ biến chứng như đau thần kinh sau zona.