icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy? Cách nhận biết và xử trí phù hợp

Thục Hiền22/07/2025

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiêu chảy nếu kèm theo thay đổi bất thường về số lần đi ngoài, tính chất phân và biểu hiện toàn thân. Vì vậy, để biết trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy hay không, cha mẹ cần đánh giá toàn diện các yếu tố như chế độ bú, tình trạng mất nước, môi trường chăm sóc và các biểu hiện bất thường khác. Việc nhận diện đúng và xử trí phù hợp không chỉ giúp trẻ phục hồi nhanh mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiêu chảy gây ra.

Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, tình trạng đi phân lỏng có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiêu chảy bệnh lý tiềm ẩn. Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất, màu sắc và tính chất của phân. Vậy làm sao để phân biệt đúng giữa phân lỏng sinh lý và tiêu chảy? Khi nào cha mẹ cần lo lắng và đưa trẻ đi khám? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu hơn về cách theo dõi và xử trí an toàn khi trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy?

Để biết chính xác trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy hay không, cha mẹ cần chú ý đến 3 yếu tố quan trọng sau:

  • (1) Trẻ đi ngoài bao nhiêu lần mỗi ngày;
  • (2) Phân có loãng, có mùi lạ, màu sắc khác thường không;
  • (3) Trẻ có biểu hiện bất thường nào khác như sốt, mệt mỏi, bú kém hay không.

Chỉ khi kết hợp cả ba yếu tố này, mới có thể đánh giá đúng tình trạng của trẻ.

Phân lỏng sinh lý ở trẻ sơ sinh bú mẹ

  • Dạng lỏng như sệt, màu vàng mù tạt hoặc vàng chanh.
  • Không có mùi hôi tanh, không nhầy, không bọt.
  • Trẻ đi ngoài 4 – 6 lần/ngày hoặc hơn nhưng vẫn bú khỏe, ngủ ngon, tăng cân đều.
  • Không có dấu hiệu mất nước hay nhiễm trùng.

Tiêu chảy bệnh lý

  • Phân nước, loãng như nước vo gạo, có thể kèm chất nhầy, bọt khí, thậm chí có máu.
  • Mùi bất thường: Chua gắt, tanh, thối.
  • Tần suất tăng rõ rệt so với bình thường (thường trên 6 – 8 lần/ngày).
  • Kèm các dấu hiệu toàn thân: Sốt, bỏ bú, li bì, co rút chân tay nhẹ, mất nước (tiểu ít, môi khô, thóp lõm).
  • Có thể xuất hiện sau dùng kháng sinh, đổi sữa, nhiễm siêu vi.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng do sinh lý thường vẫn bú tốt, tăng cân và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu sau 1–2 ngày mà tình trạng phân không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, như phân ngày càng loãng, trẻ bỏ bú, mệt mỏi, hoặc có dấu hiệu mất nước (ít tiểu, môi khô...), thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm. Đặc biệt với trẻ dưới 2 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, nên bất kỳ thay đổi bất thường nào trong phân cũng cần được bác sĩ đánh giá kịp thời, vì nguy cơ mất nước và nhiễm trùng có thể tiến triển rất nhanh và nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy? Cách nhận biết và xử trí phù hợp 1
 Để biết trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy hay không, cha mẹ cần đánh giá toàn diện nhiều yếu tố 

Những nguyên nhân sâu xa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh chỉ do nhiễm khuẩn đường ruột gây ra. Nhưng trên thực tế, tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do vi khuẩn hay virus, mà còn có thể do bên trong cơ thể trẻ như rối loạn tiêu hóa, không dung nạp sữa, dị ứng thực phẩm, hoặc do tác động từ bên ngoài như sữa pha không đúng cách, dụng cụ ăn uống không sạch, môi trường chăm sóc kém vệ sinh.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

  • Rotavirus: Là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể đi ngoài phân lỏng toàn nước, kèm theo sốt cao và nôn ói, dễ dẫn đến mất nước nhanh.
  • Norovirus, Adenovirus: Cũng gây tiêu chảy nặng nhưng thường nhẹ hơn Rotavirus.
  • Vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella): Thường đi kèm sốt, phân có nhầy, thậm chí máu. Nguồn lây chủ yếu từ sữa không đảm bảo vệ sinh, tay bẩn, hoặc người chăm sóc mang mầm bệnh.
Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy? Cách nhận biết và xử trí phù hợp 2
Tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do vi khuẩn hay virus

Rối loạn tiêu hóa sau điều trị bằng kháng sinh

  • Kháng sinh phổ rộng có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, làm giảm lợi khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Phân thường có mùi hôi, phân sống, nhầy, trẻ quấy khóc, bú kém.

Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

  • Không dung nạp lactose: Trẻ uống sữa công thức có chứa lactose có thể bị đầy bụng, tiêu chảy, phân có bọt khí.
  • Dị ứng đạm bò: Có thể gây tiêu chảy kéo dài, phân có nhầy máu nhẹ, kèm theo nổi mẩn ngoài da, chàm sữa.

Chế độ pha sữa không đúng, vệ sinh không đảm bảo

  • Chế độ pha sữa không đúng (quá loãng hoặc quá đặc) ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng và gây rối loạn tiêu hóa. Sữa pha quá loãng làm thiếu hụt dưỡng chất, trong khi sữa quá đặc gây táo bón và đầy bụng.
  • Bình sữa và núm vú không tiệt trùng đúng cách là nguồn vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm.
Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy? Cách nhận biết và xử trí phù hợp 3
Bình sữa và núm vú không tiệt trùng đúng cách là nguồn vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm

Vì vậy, khi băn khoăn “trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy hay không?”, cha mẹ không nên chỉ nhìn vào số lần đi ngoài hay độ lỏng của phân. Thay vào đó, cần xem xét toàn diện các yếu tố liên quan, bao gồm: Trẻ có đang dùng thuốc gì không, sữa được pha có đúng cách không, nguồn nước có đảm bảo sạch hay không, và môi trường nuôi dưỡng trẻ có đủ vệ sinh, an toàn không. Những yếu tố tưởng chừng nhỏ này lại có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Hướng xử trí khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng

Khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng, mục tiêu không phải là cố gắng làm ngưng tiêu chảy ngay lập tức, mà là theo dõi kỹ diễn biến của trẻ, bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng để cơ thể không bị suy kiệt, đồng thời xác định và xử lý đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu có. Việc can thiệp vội vàng bằng thuốc cầm tiêu chảy có thể che lấp triệu chứng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và làm chậm quá trình hồi phục tự nhiên của trẻ.

Giai đoạn theo dõi và chăm sóc tại nhà

  • Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy: Các thuốc này thường gây ức chế nhu động ruột, nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và có thể che lấp triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng.
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức: Ngừng sữa sẽ làm nặng thêm tình trạng mất nước và dinh dưỡng. Nếu nghi ngờ không dung nạp lactose, nên đổi sang sữa không chứa lactose sau khi có chỉ định.
  • Bù nước đúng cách: Với trẻ dưới 6 tháng, tăng tần suất bú mẹ. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung nước Oresol pha đúng hướng dẫn.
  • Tăng cường vệ sinh: Sử dụng nước đun sôi để nguội, tiệt trùng bình sữa, rửa tay sạch bằng xà phòng.

Khi nào cần can thiệp y tế?

  • Trẻ đi phân nước trên 8 lần/ngày hoặc mỗi lần đi lượng nhiều.
  • Có biểu hiện mất nước: không tiểu trên 6 giờ, da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt.
  • Trẻ sốt cao liên tục, bỏ bú hoàn toàn, co giật, nôn mọi thứ.
  • Tiêu chảy kéo dài quá 72 giờ mà không cải thiện.

Tại cơ sở y tế, trẻ có thể được truyền dịch, làm xét nghiệm phân, xét nghiệm điện giải đồ để xác định nguyên nhân và mức độ mất nước. Việc bù nước đường tĩnh mạch và theo dõi sát sinh hiệu sẽ được chỉ định nếu trẻ có dấu hiệu nặng.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy? Cách nhận biết và xử trí phù hợp 4
 Cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm phân sinh lý, biểu hiện toàn thân, hỏi ý kiến chuyên gia nhi khoa khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường

Không phải mọi trường hợp trẻ sơ sinh đi phân lỏng đều là tiêu chảy, nhưng cũng không nên chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm phân sinh lý, biết cách quan sát biểu hiện toàn thân và đặc biệt là không ngần ngại hỏi ý kiến chuyên gia nhi khoa khi thấy có dấu hiệu bất thường. Việc chủ động cho trẻ uống vắc xin phòng Rotavirus đúng lịch để phòng ngừa tiêu chảy cấp do virus theo khuyến cáo của Bộ Y tế, duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm, và đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp với khả năng hấp thu của từng trẻ là nền tảng để giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy và biến chứng nặng. Hy vọng bài viết này của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng và đầy đủ hơn về việc trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy hay không, cũng như cách xử lý an toàn, phù hợp. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hoa Kỳ
DSC_05576_0b2debfdbe

655.000đ

/ Hộp

/ Hộp
flag
Việt Nam
DSC_04655_c28196f47b

480.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

21.513.120đ

/ Gói

22.331.100đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

10.606.610đ

/ Gói

11.118.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN