icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không? Những lưu ý quan trọng

Ái Vân31/03/2025

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không? Cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiêm phòng là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng tiếp tục không hay hoãn lại để đảm bảo an toàn cho con.

Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không?

Trẻ bị viêm tiểu phế quản không thể tiêm phòng ngay. Theo Quyết định 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023, trẻ mắc bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng cần hoãn lịch tiêm chủng đến khi sức khỏe ổn định. Việc tiêm trong lúc bệnh có thể làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc gây tác dụng phụ

Trong giai đoạn trẻ đang bị viêm phế quản, nếu tiêm vắc xin có thể dẫn đến hai nguy cơ chính:

  • Hiệu quả của vắc xin có thể bị suy giảm do hệ miễn dịch đang phải chống chọi với bệnh, khiến cơ thể không đáp ứng tốt với vắc xin.
  • Tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hiện tại.

Do đó, khi đưa trẻ đi khám sàng lọc trước tiêm chủng, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của con để bác sĩ đánh giá và quyết định thời điểm tiêm phòng phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

tre-bi-viem-phe-quan-co-tiem-phong-duoc-khong-nhung-luu-y-quan-trong-3.png

Viêm phế quản ở trẻ và dấu hiệu nhận biết

Trước khi tìm hiểu về trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không, ba mẹ cần nắm được các thông tin về viêm phế quản và dấu hiệu nhận biết căn bệnh này ở trẻ. Viêm phế quản là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh vào mùa lạnh. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc phế quản, khiến đường thở bị sưng, tiết nhiều dịch nhầy và cản trở quá trình hô hấp. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi, thậm chí dẫn đến suy hô hấp.

tre-bi-viem-phe-quan-co-tiem-phong-duoc-khong-nhung-luu-y-quan-trong-1.png

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu là do sự tấn công của virus và vi khuẩn như Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus aureus,... Những tác nhân này có thể kích thích phản ứng viêm trong đường thở, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Theo thống kê, trẻ dưới 2 tuổi có tỷ lệ mắc viêm phế quản rất cao, chiếm hơn 85% tổng số các bệnh lý về hô hấp. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn giữa viêm phế quản và hen suyễn do có triệu chứng tương đồng, dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị, khiến bệnh trở nên dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm phế quản có thể tiến triển thành viêm phổi, tràn khí màng phổi hay suy hô hấp nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý quan sát sức khỏe của trẻ, nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị đúng cách.

Triệu chứng nhận biết trẻ bị viêm phế quản: Viêm phế quản thường bắt nguồn từ vùng hầu họng, nơi các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn sẵn. Khi sức đề kháng của trẻ suy yếu, virus và vi khuẩn có cơ hội bùng phát, xâm nhập sâu hơn vào đường hô hấp. Ngoài ra, những yếu tố như thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm hoặc tiếp xúc với khói bụi cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của viêm phế quản ở trẻ:

  • Nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo hơi thở khò khè do đường thở bị viêm và thu hẹp;
  • Ho khan hoặc ho có đờm, thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm và sáng sớm;
  • Ho kéo dài có thể gây nôn ói, đặc biệt sau khi ăn hoặc bú sữa;
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39°C, kèm theo tình trạng mệt mỏi, quấy khóc;
  • Trẻ biếng ăn, bú kém, uể oải và có thể kêu đau ngực nếu bệnh tiến triển nặng hơn.
tre-bi-viem-phe-quan-co-tiem-phong-duoc-khong-nhung-luu-y-quan-trong-2.png

Việc nhận diện sớm các triệu chứng này giúp phụ huynh chủ động trong việc chăm sóc và điều trị, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng bệnh hô hấp hiệu quả cho trẻ

Không nên là câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không, do đó ba mẹ cần nắm được cách phòng tránh các bệnh hô hấp để bảo vệ trẻ. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý đường hô hấp, cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho con một cách toàn diện. Dưới đây là những biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Giữ ấm đúng cách: Đặc biệt vào mùa lạnh, cần giữ ấm cổ, ngực, bàn tay, bàn chân cho trẻ để hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất phù hợp với độ tuổi, đặc biệt là các nhóm vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng. Nếu trẻ biếng ăn, có thể tham khảo thêm các giải pháp hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh: Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu phòng viêm phế quản. Tuy nhiên, tiêm các vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như cúm, phế cầu, ho gà có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm phế quản và biến chứng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp.
tre-bi-viem-phe-quan-co-tiem-phong-duoc-khong-nhung-luu-y-quan-trong-4.png

Bài viết đã giúp trả lời cho thắc mắc trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không. Trẻ bị viêm phế quản không nên tiêm phòng cho đến khi hồi phục hoàn toàn để đảm bảo an toàn và hiệu quả vắc xin. Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng. Đồng thời, giữ ấm, bổ sung dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp trẻ phòng tránh bệnh hô hấp tốt hơn.

Tiêm vắc xin phòng viêm phế quản giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin chính hãng, bảo quản đạt chuẩn GSP, đảm bảo an toàn với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đặt lịch nhanh chóng qua tổng đài miễn phí 1800 6928 để bảo vệ sức khỏe cho bé ngay hôm nay.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN