Ngay từ khi chào đời, trẻ sơ sinh bắt đầu được tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như viêm gan B, lao. Khi trẻ lớn hơn, đặc biệt từ 2 tháng tuổi, bé sẽ tiếp tục với các mũi vắc xin khác như: 5 trong 1 (gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B) hoặc 6 trong 1 (gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib), phế cầu và Rotavirus. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng khi con mình gặp một số phản ứng phụ sau khi đi tiêm về, đặc biệt ở trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng.
Tại sao trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng? Có nguy hiểm không?
Tại sao trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng?
Tiêm vắc xin là một biện pháp hiệu quả, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, và được thực hiện từ khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, sau khi tiêm, bé có thể gặp một số phản ứng phụ như: Sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, khó chịu, quấy khóc hơn và có thể bị sốt.
Sốt sau khi tiêm phòng là một phản ứng hay gặp, kéo dài từ 1 – 2 ngày và thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Cơn sốt xuất hiện do hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu nhận diện và phản ứng với “tác nhân lạ” – là thành phần có trong vắc xin. Quá trình này kích hoạt sản xuất kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật trong tương lai. Phản ứng sốt cho thấy vắc xin đang phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả phòng ngừa.
/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_1_53f78c8cf1.png)
Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng có nguy hiểm không?
Sốt sau tiêm phòng ở trẻ 2 tháng tuổi là phản ứng phổ biến và thường không nguy hiểm. Dù sốt là một phản ứng phổ biến, cho thấy hiệu quả sau khi tiêm vắc xin nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan trước tình trạng này. Vì mỗi bé có một cơ địa khác nhau, ở một số trẻ có thể bị sốt cao hơn so với những trẻ khác. Điều này không có nghĩa là vắc xin không an toàn, mà là do phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bố mẹ hãy lưu ý, nên theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng nhiệt kế. Tùy vào từng mức độ sốt mà bố mẹ có những biện pháp xử lý phù hợp.
- Sốt nhẹ: 37,5°C – 38,5°C;
- Sốt vừa: 38,5°C – 39°C;
- Sốt cao: Trên 39°C.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sau khi tiêm phòng
Đa số trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng, bố mẹ hãy bình tĩnh và thực hiện theo các cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng dưới đây để giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn.
Cho bé bú nhiều hơn
Sốt có thể khiến trẻ nhỏ mất nước nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng, vì bé chỉ được bú sữa mẹ, chưa thể uống nước như các bé lớn hơn. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bổ sung nước và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_2_bfc9f4950a.png)
Mặc quần áo thoáng mát, giữ không gian thông thoáng
Hãy cho bé mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoải mái để giúp cơ thể tản nhiệt tốt hơn. Phòng ngủ nên duy trì nhiệt độ khoảng 27 – 28°C, tránh để bé ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Lau mát cho bé
Dùng khăn mềm thấm nước ấm (~37°C) lau nhẹ nhàng vùng trán, nách, bẹn để giúp bé hạ nhiệt. Không nên dùng nước lạnh hoặc chườm đá vì có thể gây co mạch đột ngột.
/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_3_9bfb16b704.png)
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách
Nếu bé sốt trên 38.5°C, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt với liều phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Mặc dù sốt sau tiêm phòng là phản ứng bình thường, nhưng trong một số trường hợp sau, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay:
- Sốt trên 39°C kéo dài hơn 48 giờ;
- Quấy khóc liên tục, bỏ bú hoặc ngủ li bì;
- Xuất hiện co giật, tím tái, khó thở;
- Chỗ tiêm sưng đỏ, lan rộng kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng.
/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_4_80aa1921ca.png)
Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng là phản ứng thường gặp và thường không nguy hiểm. Phản ứng sốt cũng chính là biểu hiện cho thấy vắc xin đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi sát sao và áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi tiêm phòng để giúp bé nhanh chóng hồi phục. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên có thể giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn và chăm sóc bé tốt hơn!
Xem thêm: