Vắc xin zona thần kinh được khuyến cáo cho người lớn nhằm ngăn ngừa zona thần kinh và các biến chứng liên quan. Tuy nhiên, tiêm phòng zona có bị thủy đậu không vẫn là băn khoăn của nhiều người. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc tiêm phòng zona có bị thủy đậu không cũng như các biện pháp phòng ngừa hai bệnh này tới quý vị độc giả.
Mối liên hệ giữa bệnh zona và thủy đậu
Thủy đậu và zona thần kinh có mối liên hệ chặt chẽ vì cả hai đều do virus Varicella Zoster gây ra. Sau khi một người mắc thủy đậu, virus Varicella Zoster không bị loại bỏ hoàn toàn mà vẫn tồn tại trong các rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống ở trạng thái “ngủ”. Theo thời gian, khi hệ miễn dịch suy yếu do tuổi tác, căng thẳng hoặc bệnh lý, virus có thể “tái hoạt động”, di chuyển dọc theo dây thần kinh đến da và gây ra bệnh zona (giời leo).
/tiem_phong_zona_co_bi_thuy_dau_khong_1_979b9e3450.jpg)
Thủy đậu chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, gây ra các nốt mụn nước ngứa rải rác trên da, trong khi zona thần kinh thường gặp ở người lớn trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền hoặc suy giảm miễn dịch. Bệnh gây ra các bọng nước đau rát dọc theo dây thần kinh, chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể. Các triệu chứng của zona thường kéo dài từ 2 - 4 tuần trước khi thuyên giảm.
Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Đặc biệt, biến chứng đau thần kinh sau zona (PHN) có thể gây đau đớn kéo dài hàng chục năm, thậm chí suốt đời, khiến nhiều bệnh nhân kiệt quệ về cả mặt cơ thể lẫn tinh thần
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc xin thủy đậu đầy đủ, đúng lịch để giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em và hạn chế nguy cơ phát triển zona thần kinh sau này.
Đối với người trưởng thành, tiêm vắc xin phòng zona thần kinh là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng nếu mắc phải. Ngay cả khi đã từng nhiễm zona, việc chủ động tiêm vắc xin vẫn giúp giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ mối liên hệ giữa hai bệnh này sẽ giúp mỗi người có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả hơn.
Tiêm phòng zona có bị thủy đậu không?
Tiêm phòng zona có bị thủy đậu không là thắc mắc của nhiều người dân. Tiêm phòng zona không bị thủy đậu vì:
Sự khác nhau về đặc điểm vắc xin
Vắc xin phòng thủy đậu (Varicella) và vắc xin ngừa zona thần kinh (Shingrix) được phát triển với mục đích khác nhau. Vắc xin thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực, chứa virus Varicella Zoster đã được làm suy yếu, giúp cơ thể tạo miễn dịch chống lại bệnh thủy đậu mà không gây nhiễm trùng.
Ngược lại, vắc xin ngừa zona là vắc xin bất hoạt, tái tổ hợp, chứa kháng nguyên Glycoprotein E (gE) của virus Varicella Zoster, kết hợp với chất bổ trợ AS01B giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch gấp hơn 3 lần so với chỉ có kháng nguyên đơn thuần. Vắc xin này không chứa virus sống và được thiết kế để phòng ngừa bệnh zona (giời leo), chứ không phải thủy đậu.
/tiem_phong_zona_co_bi_thuy_dau_khong_2_b61ec7670c.jpg)
Khác nhau về cơ chế phòng bệnh
Một điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại vắc xin này là cơ chế phòng bệnh. Vắc xin thủy đậu sử dụng virus Varicella Zoster sống, đã được làm yếu (giảm độc lực) để kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập ban đầu của virus vào cơ thể, từ đó phòng bệnh thủy đậu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu một người đã nhiễm virus Varicella Zoster trước khi tiêm, vắc xin này sẽ không còn tác dụng.
Ngược lại, vắc xin ngừa zona thần kinh được thiết kế để tăng cường miễn dịch tế bào (CMI), giúp ngăn chặn virus Varicella Zoster đã tồn tại sẵn trong cơ thể khỏi tái hoạt động. Nhờ đó, vắc xin này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona và các biến chứng liên quan.
Khác nhau về đối tượng tiêm
Vắc xin thủy đậu được chỉ định cho trẻ em và người lớn chưa từng mắc bệnh, nhằm ngăn ngừa lần nhiễm đầu tiên với virus Varicella Zoster. Trong khi đó, vắc xin ngừa zona chỉ khuyến cáo cho người từ 50 tuổi trở lên hoặc từ 18 tuổi nếu có nguy cơ cao, do hệ miễn dịch suy giảm và mắc các bệnh nền mạn tính làm tăng nguy cơ phát triển zona.
Người tiêm vắc xin zona thường đã từng mắc thủy đậu trước đó. Vắc xin này không liên quan đến việc phòng bệnh thủy đậu mà có tác dụng ngăn chặn virus Varicella Zoster tái hoạt động, giúp giảm nguy cơ mắc zona thần kinh và biến chứng.
Do đó, người tiêm chủng có thể yên tâm tuân thủ lịch tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa thủy đậu
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu bằng các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Người bị thủy đậu cần nghỉ học hoặc nghỉ làm từ 7 - 10 ngày kể từ khi phát bệnh để tránh lây lan.
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, không dùng chung với người khác, đặc biệt là người bệnh. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, tắm bằng nước ấm, tránh dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để hạn chế kích ứng da.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, trường học và các vật dụng sinh hoạt bằng chất sát khuẩn thông thường.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng, không làm vỡ để hạn chế bội nhiễm và sẹo.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm vắc xin phòng thủy đậu là biện pháp quan trọng, đặc biệt với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch. Trẻ từ 1 - 12 tuổi cần tiêm một liều, trẻ từ 13 tuổi trở lên cần tiêm hai liều cách nhau ít nhất 6 tuần. Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi có thai.
/tiem_phong_zona_co_bi_thuy_dau_khong_3_8f983bd7df.jpg)
Biện pháp phòng zona thần kinh
Để phòng ngừa zona thần kinh hiệu quả, bạn cần:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh: Vắc xin phòng bệnh zona thần kinh giúp ngăn ngừa sự tái hoạt động của virus Varicella Zoster (VZV), tác nhân gây bệnh thủy đậu, vốn có thể tồn tại trong cơ thể và gây zona khi hệ miễn dịch suy yếu.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc để duy trì khả năng miễn dịch tốt.
- Kiểm soát bệnh lý nền: Người mắc tiểu đường, bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch) có nguy cơ cao bị zona. Cần kiểm soát tốt bệnh lý bằng cách tuân thủ điều trị và khám định kỳ.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: Zona có thể lây virus Varicella Zoster sang người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin thủy đậu. Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn nước hoặc dịch từ vùng da bị tổn thương. Người bị zona nên che phủ vùng tổn thương và rửa tay thường xuyên để hạn chế lây nhiễm.
/tiem_phong_zona_co_bi_thuy_dau_khong_4_525bd51564.jpg)
Tiêm phòng zona có bị thủy đậu không là thắc mắc của nhiều người, nhưng thực tế hai loại vắc xin này có mục đích khác nhau. Vắc xin thủy đậu giúp ngăn ngừa lần đầu nhiễm virus, trong khi vắc xin zona giúp giảm nguy cơ tái hoạt động của virus đã có sẵn trong cơ thể. Vì vậy, tiêm phòng zona không gây bệnh thủy đậu, và mỗi người nên tuân thủ đúng lịch tiêm để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa zona thần kinh và giảm nguy cơ biến chứng đau thần kinh sau zona. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin chất lượng cao, với nguồn vắc xin chính hãng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quy trình tiêm an toàn, nhanh chóng. Khách hàng được tư vấn tận tình trước và sau tiêm, giúp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ Tiêm chủng Long Châu qua hotline miễn phí 18006928.