Bệnh thủy đậu đã từng là nguyên nhân làm bùng phát dịch trong cộng đồng với tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở nhóm trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai nếu không được tiêm vắc xin phòng bệnh trước đó. Hơn nữa bệnh làm xuất hiện các mụn nước li ti ngứa ngáy làm bệnh nhân khó chịu và dễ bị nhiễm trùng da cao nếu không chăm sóc đúng cách, nhưng thực tế vẫn có một số trường hợp thủy đậu mọc ít, vậy dấu hiệu nhận biết là gì? Mời mọi người theo dõi qua bài viết sau nhé.
3 dấu hiệu nhận biết thủy đậu mọc ít
Bên cạnh các trường hợp mắc bệnh thủy đậu mọc nhiều mụn nước vẫn có một số bệnh nhân có thủy đậu mọc ít do triệu chứng mức độ nhẹ qua các dấu hiệu sau:
/thuy_dau_moc_it_nhan_biet_qua_3_bieu_hien_pho_bien_tren_da_1_0994e8eff0.png)
Biểu hiện trên da
Dấu hiệu thủy đậu mọc ít qua biểu hiện trên da bao gồm:
- Nổi mẩn đỏ nhỏ lẻ: Xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể, không tập trung tại các vùng đặc trưng như bụng, lưng và ngực.
- Mụn nước chứa mủ: Các nốt thủy đậu thường có dịch trong suốt bên trong và kèm cảm giác ngứa.
- Thời gian đóng vảy nhanh: Các nốt thủy đậu mọc có thời gian lành nhanh hơn so với các triệu chứng nặng.
/thuy_dau_moc_it_nhan_biet_qua_3_bieu_hien_pho_bien_tren_da_2_b3dc5c4563.png)
Biểu hiện nhẹ toàn thân
Dấu hiệu thủy đậu mọc ít qua biểu hiện toàn thân gồm:
- Có thể kèm sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Cảm giác mệt mỏi thoáng qua, có thể chán ăn hoặc đau nhức người nhẹ.
Biểu hiện khác biệt so với bệnh da liễu khác
Nhận biết thủy đậu mọc ít qua các biểu hiện khác biệt so với các bệnh da liễu gồm:
- Khác với dị ứng da, các nốt thủy đậu sẽ ngứa râm ran và chứa dịch mủ bên trong.
- Không có tình trạng bong tróc hoặc lan rộng như các bệnh viêm da.
Nếu nhận thấy bản thân có một trong các dấu hiệu trên, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nếu có.
/thuy_dau_moc_it_nhan_biet_qua_3_bieu_hien_pho_bien_tren_da_3_675079b455.png)
Nhóm đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh thuỷ đậu?
Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra sẽ ủ bệnh trong một khoảng thời gian dài từ 1 - 2 tuần, mới bắt đầu có những nốt ban đầu tiên đến khi bệnh gần hồi phục cũng là lúc các mụn nước đóng vảy và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.
- Phổ biến nhất vẫn là nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt giai đoạn dễ nhiễm virus nhất từ 6 tháng - 7 tuổi, đối với người lớn từ 20 tuổi sẽ có khả năng nhiễm bệnh ít hơn, do phần lớn đã có miễn dịch.
- Đối với người đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ có miễn dịch đến suốt đời, nhưng vẫn có 1% trường hợp hiếm bị tái nhiễm.
- Đối với người đã tiêm vắc xin thủy đậu mà vẫn mắc bệnh, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, thủy đậu mọc ít mụn nước hoặc không sốt.
- Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn từ 13 - 20 tuần đầu thai kỳ mắc bệnh thủy đậu rất dễ bị sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
- Đối với phụ nữ mang thai sắp đến ngày sinh mắc bệnh thủy đậu, thai nhi rất dễ bị lây mụn nước và viêm phổi, vì thế nên phụ nữ thường được khuyến cáo nên tiêm vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
/thuy_dau_moc_it_nhan_biet_qua_3_bieu_hien_pho_bien_tren_da_4_3fc125389c.png)
Biện pháp phòng tránh bệnh thuỷ đậu hiệu quả cao nhất
Dù bệnh thủy đậu mọc ít hay mọc nhiều, cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh vẫn là tiêm vắc xin thủy đậu, với ước tính từ chuyên gia có đến 98% trường hợp tiêm vắc xin trước ngừa được bệnh. Hiện nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, vắc xin thủy đậu được chia thành 2 loại với phác đồ tiêm như sau:
Phác đồ lịch tiêm vắc xin Varivax (Mỹ)
Vắc xin Varivax (Mỹ) dành cho trẻ từ đủ 12 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm cho trẻ ≥ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 03 tháng sau mũi 1.
Từ ≥ 13 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
/thuy_dau_moc_it_nhan_biet_qua_3_bieu_hien_pho_bien_tren_da_5_40967856d4.png)
Phác đồ lịch tiêm vắc xin Varilrix (Bỉ)
Vắc xin Varilrix (Bỉ) dành cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm cho trẻ ≥ 9 tháng đến 12 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 03 tháng sau mũi 1.
Lịch tiêm cho người từ ≥ 13 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
Lưu ý: Nếu chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu trước đó mà đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh, cần tiêm bổ sung ngay 3 ngày sau đó.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu - cơ sở tiêm ngừa uy tín dành cho trẻ em và người lớn
Với tỷ lệ người mắc bệnh thủy đậu ngày càng nhiều và nguy cơ bùng thành dịch rất cao vào mỗi năm, việc tiêm vắc xin thủy đậu cũng được Bộ Y tế khuyến cáo cần tiêm sớm ít nhất 1 tháng trước mùa dịch (từ tháng 2 đến tháng 6) cho mọi nhóm đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi, để mất đến 2 tuần vắc xin mới phát huy tác dụng ngừa bệnh. Trong đó hiện nay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã và đang trở thành điểm tiêm chủng vắc xin thủy đậu và các bệnh truyền nhiễm nói chung nhận được nhiều sự tin tưởng từ các khách hàng.
Các loại vắc xin tại Long Châu đều được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu sản xuất lớn trên thế giới, quy trình bảo quản vắc xin trong kho lạnh đạt chuẩn GSP, nhằm đảm bảo hiệu quả vắc xin đến tay khách hàng.
Bên cạnh đó quy trình tiêm chủng nghiêm ngặt tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu từ bước khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi trước và sau tiêm cùng với nhiều gói vắc xin toàn diện theo độ tuổi và nhóm đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi.
Nếu có thắc mắc về việc tiêm ngừa hoặc bất kỳ loại vắc xin nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hoặc qua hotline hỗ trợ 18006928 để được giải đáp nhanh nhất nhé.
/thuy_dau_moc_it_nhan_biet_qua_3_bieu_hien_pho_bien_tren_da_6_b70dc565e9.png)
Thủy đậu đang trở thành một bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Hơn nữa biến chứng của bệnh có thể rất nặng nề và các trường hợp thủy đậu mọc ít cũng không nên chủ quan, cần phải tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.