Trong bối cảnh môi trường ô nhiễm, dịch bệnh diễn biến phức tạp và áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng, cơ thể con người rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe qua chế độ ăn là điều cấp thiết. Một chế độ ăn giàu thực phẩm tăng sức đề kháng không chỉ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh mà còn nâng cao thể trạng, cải thiện tinh thần. Vậy ăn gì để tăng sức đề kháng, và đâu là những thực phẩm tăng cường sức đề kháng được chuyên gia khuyên dùng?
Vai trò của thực phẩm đối với sức đề kháng
Sức đề kháng là khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Khi suy giảm do thiếu chất, mất ngủ, ô nhiễm hay lạm dụng thuốc, cơ thể dễ mắc bệnh.
Việc bổ sung thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng là cách đơn giản để hỗ trợ hệ miễn dịch. Rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C,… đều rất cần thiết, đặc biệt với người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người mới khỏi bệnh. Đây là bước quan trọng để duy trì sức khỏe và phòng bệnh hiệu quả.

Gợi ý danh sách các thực phẩm tăng sức đề kháng
Một chế độ ăn hợp lý không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhất là trong thời điểm giao mùa hay khi cơ thể dễ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm quen thuộc có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng một cách tự nhiên.
Cam, chanh và các loại trái cây có múi
Cam, chanh,.. được xem là thực phẩm tăng sức đề kháng vì có chứa vitamin C giúp tăng sản xuất bạch cầu, là một phần thiết yếu của hệ miễn dịch. Do cơ thể không tự tạo hay dự trữ được vitamin C, bạn nên bổ sung mỗi ngày: 75mg với nữ và 90mg với nam. Tránh dùng quá 2.000mg/ngày nếu dùng thêm thực phẩm chức năng.

Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa lượng vitamin C cao gấp 3 lần cam, đồng thời giàu beta-carotene, là tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ làn da và đôi mắt.
Bông cải xanh
Chứa nhiều vitamin A, C, E và chất xơ, bông cải xanh còn có hợp chất sulforaphane giúp chống oxy hóa và giảm viêm. Hấp là cách chế biến tốt nhất để giữ nguyên dinh dưỡng.
Tỏi
Tỏi chứa allicin, là hợp chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hạ huyết áp và làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tỏi giàu kẽm, cần thiết để chống lại nhiễm trùng.
Gừng
Gừng thường được dùng khi cơ thể mệt mỏi vì chứa gingerol giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Cải bó xôi
Rau bina giàu vitamin C, beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác. Nên nấu vừa chín tới để giữ dưỡng chất và giúp hấp thu vitamin A hiệu quả hơn.
Sữa chua và các loại thức uống lên men
Men vi sinh trong sữa chua hoặc thức uống lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Nên chọn loại không đường, không hương liệu và ưu tiên có bổ sung vitamin D để tăng khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể và ngăn ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa.
Hạnh nhân
Một nắm hạnh nhân giúp bổ sung vitamin E, mangan, magie và chất xơ, tất cả đều cần thiết để hệ miễn dịch hoạt động ổn định.
Trà xanh
Trà xanh chứa ít caffeine, giàu flavonoid giúp chống cảm lạnh và cải thiện hệ miễn dịch. Đây là lựa chọn thay thế lý tưởng cho cà phê hoặc trà đen.
Đu đủ
Ngoài vitamin C, đu đủ còn chứa enzyme papain có tác dụng chống viêm và các vitamin nhóm B, kali, folate giúp cơ thể chống lại mầm bệnh.

Kiwi
Kiwi không chỉ giàu vitamin C mà còn giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và tăng cường hoạt động miễn dịch toàn diện.
Khoai lang
Khoai lang giàu beta-carotene và chất chống oxy hóa giúp gan chuyển hóa thành vitamin A, là một yếu tố thiết yếu cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Thịt gia cầm
Thịt gà, vịt... chứa nhiều vitamin B6, cần thiết cho việc sản xuất tế bào miễn dịch. Nước hầm xương còn bổ sung gelatin, chondroitin tốt cho đường ruột và khả năng đề kháng.
Hải sản
Các loại như hàu, cua, tôm hùm... chứa nhiều kẽm, là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch. Lượng khuyến nghị: 11mg/ngày (nam), 8mg/ngày (nữ).

Hướng dẫn bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng
Không có loại thực phẩm nào hoàn hảo tuyệt đối, vì vậy cần ăn đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng. Chế độ ăn hợp lý nên cung cấp đủ các nhóm chất: Tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
Ngoài chế độ ăn, cần uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, bánh kẹo, đồ nhiều đường để giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường, huyết áp cao và ung thư. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng: Tránh thức khuya, bỏ bữa và lười vận động vì những điều này có thể làm suy giảm sức đề kháng.
Việc lựa chọn thực phẩm tăng sức đề kháng đúng cách sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc, sẵn sàng chống lại bệnh tật và duy trì năng lượng tích cực mỗi ngày. Hãy chủ động thay đổi thói quen ăn uống bằng cách đưa các thực phẩm tăng cường sức đề kháng vào bữa ăn gia đình. Và đừng quên, nếu bạn đang phân vân ăn gì để tăng sức đề kháng hiệu quả thì lời khuyên đơn giản là: Hãy đa dạng và cân bằng.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, việc tiêm chủng đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng một cách toàn diện. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp các gói tiêm ngừa phù hợp cho mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại và quy trình tiêm an toàn – Long Châu là lựa chọn lý tưởng để bạn và gia đình chủ động bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh.