Tiêm vắc xin HPV là phương pháp phòng ngừa bệnh do virus HPV gây ra đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên một số người sẽ xuất hiện tác dụng phụ sau khi tiêm HPV. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các tác dụng phụ sau khi tiêm HPV này bạn nhé.
Những tác dụng phụ sau khi tiêm HPV
Virus Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục. Tiêm vắc xin HPV giúp bảo vệ bản thân và toàn xã hội khỏi các chủng HPV nguy hiểm. Tuy nhiên cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin HPV có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ sau khi tiêm HPV có thể kể đến như:
- Đau nhức, sưng đỏ tại vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ sau khi tiêm HPV thường gặp và không gây quá nhiều nguy hiểm đối với người tiêm, triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau vài ngày.
- Sốt nhẹ: Sau khi tiêm bạn có thể bị sốt nhẹ.
- Nhức đầu: Một trong những tác dụng phụ sau khi tiêm HPV là nhức đầu tuy nhiên điều này không quá nghiêm trọng.
- Cơ thể mệt mỏi: Sau khi tiêm cơ thể cần thích nghi với vắc xin nên bạn có thể sẽ cảm thấy khá mệt.
- Đau cơ hoặc đau khớp: Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau cơ hoặc đau khớp sau khi tiêm vắc xin HPV.
/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_hpv_va_mot_so_dieu_ban_can_luu_y_1_5443927985.png)
Ngoài những tác dụng phụ thường gặp nêu trên, tùy vào thể trạng, cơ thể của bạn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ ít gặp hơn như: Ngất xỉu, buồn nôn, phát ban, ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn bạn có thể bị sốc phản vệ, đây là tác dụng phụ rất hiếm gặp với tỷ lệ dưới 0,01%.
Tham khảo các loại vắc xin HPV:
Nên xử trí thế nào khi gặp tác dụng phụ của tiêm ngừa HPV?
Cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ sau khi tiêm HPV là điều không thể tránh khỏi, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân sẽ có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên đa số các phản ứng sau tiêm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây khi gặp tác dụng phụ của tiêm ngừa HPV như:
- Ở lại trung tâm tiêm chủng tối thiểu là 30 phút để theo dõi tình trạng sau tiêm.
- Chườm lạnh xung quanh vị trí tiêm để giảm sưng, giảm đau.
- Trong trường hợp sốt cao trên 38.5 độ, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để cơ thể phục hồi nhanh.
- Nếu cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi trong vòng 15 phút sau khi tiêm.
/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_hpv_va_mot_so_dieu_ban_can_luu_y_2_6e90787f8d.png)
Trong trường hợp đã áp dụng các cách nêu trên để làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm nhưng không thấy thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Những điều cần tránh sau tiêm HPV
Để vắc xin HPV phát huy tối đa hiệu quả cũng như hạn chế sự nghiêm trọng của một số tác dụng phụ sau khi tiêm HPV, bạn cần lưu ý tránh những điều sau:
- Không sử dụng bia, rượu hoặc các chất kích thích khác: Sử dụng bia, rượu, cà phê,... có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và dễ nhầm lẫn với các tác dụng phụ sau khi tiêm HPV. Từ đó khó có thể theo dõi chính xác tình trạng sức khỏe sau tiêm.
- Không bôi, đắp, thoa bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm hoặc xung quanh vị trí tiêm: Nhiều người thường được nghe những mẹo dân gian như đắp khoai tây, chanh, các loại lá,... lên vị trí tiêm để làm giảm sưng đau. Tuy nhiên điều này là không có cơ sở khoa học, thậm chí việc bôi đắp tại vị trí tiêm có thể khiến bạn bị nhiễm trùng vết thương.
- Hạn chế vận động mạnh hoặc vận động quá sức: Trong 24 giờ sau tiêm, bạn nên hạn chế vận động mạnh, vận động quá sức vì cơ thể đang cần thích nghi với vắc xin. Thay vào đó hãy vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy miễn dịch của cơ thể tốt hơn.
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm: Trong trường hợp cần sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng sốt hoặc giảm đau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm.
- Không sử dụng thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, muối, đường,... vì vậy có thể khiến các triệu chứng sau tiêm vắc xin của bạn trở nên trầm trọng hơn.
/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_hpv_va_mot_so_dieu_ban_can_luu_y_3_9a43b2c123.png)
Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng phụ sau khi tiêm HPV
Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng phụ sau khi tiêm HPV được nhiều người quan tâm như:
Tiêm HPV có làm nổi mụn hay không?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tiêm HPV gây nổi mụn. Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc đau đầu. Một số người có thể gặp phản ứng viêm da nhẹ, nhưng đây không phải là biểu hiện phổ biến. Nếu sau khi tiêm HPV da bạn bị nổi mụn thì đó có thể do nhiều yếu tố khác nhau như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng hoặc do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Tiêm HPV có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?
Tiêm HPV không ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác động của vắc xin HPV đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp bạn bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vắc xin HPV thì có thể do bạn gặp căng thẳng hoặc lo lắng sau tiêm, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tạm thời. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi nội tiết tố, chế độ sinh hoạt và tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Nếu bạn nhận thấy kinh nguyệt bất thường kéo dài sau khi tiêm HPV thì nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_hpv_va_mot_so_dieu_ban_can_luu_y_4_30cf95c1db.png)
Tiêm HPV bị ra máu có sao không?
Tiêm vắc xin HPV hiếm khi gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Hiện tượng chảy máu sau tiêm có thể là do chảy máu từ vị trí tiêm hoặc kim tiêm được sử dụng không đúng cách. Trường hợp chảy máu âm đạo sau khi tiêm HPV có thể do chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn. Trong trường hợp chảy máu kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và điều trị.
Tiêm HPV có gây mãn kinh sớm không?
Hiện không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tiêm HPV gây mãn kinh sớm. Vắc xin HPV hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch chống lại virus HPV, không ảnh hưởng đến hormone sinh sản hay chức năng buồng trứng. Nếu bạn gặp dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt kéo dài hoặc lo ngại về sức khỏe sinh sản sau tiêm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Tiêm vắc xin HPV có gây ảnh hưởng đến sinh sản không?
Tiêm HPV không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng vắc xin không tác động đến chức năng buồng trứng, tử cung hay nội tiết tố sinh sản. Ngược lại, tiêm HPV giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản bằng cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu bạn có kế hoạch mang thai hoặc lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất.
/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_hpv_va_mot_so_dieu_ban_can_luu_y_5_fd529d4a64.png)
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ sau khi tiêm HPV. Tiêm HPV là phương pháp phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV gây ra một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hãy chủ động liên hệ với trung tâm tiêm chủng gần nhất để đặt lịch tiêm bạn nhé.
Vắc xin HPV là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh nguy hiểm khác do virus HPV gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, nhanh chóng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống bảo quản vắc xin đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình và chăm sóc chu đáo trong suốt quá trình tiêm. Đặt lịch hẹn ngay hôm nay bằng cách gọi hotline miễn phí 18006928 để được hỗ trợ.
Xem thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có ảnh hưởng gì không?