icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không? Những lưu ý để phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đăng Khôi24/06/2025

Trong bối cảnh bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến, nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi: Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời chính xác và hướng dẫn bạn cách bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả.

Trong thời gian gần đây, với số lượng ca mắc sốt xuất huyết tăng cao ở nhiều khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á, mối quan tâm về con đường lây truyền bệnh cũng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhiều người đặt câu hỏi: Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không? Việc hiểu sai về con đường lây lan có thể khiến người bệnh bị kỳ thị không cần thiết hoặc lơ là trong phòng tránh.

Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không?

Sốt xuất huyết không lây qua đường nước bọt. Virus Dengue chỉ lây khi muỗi vằn đốt người nhiễm bệnh rồi truyền sang người khác. Không có bằng chứng cho thấy bệnh lây trực tiếp qua hô hấp, nước bọt, ăn uống chung hay tiếp xúc thông thường.

Theo các chuyên gia y tế và tổ chức y tế uy tín như WHO, sốt xuất huyết không lây qua đường nước bọt giữa người với người như cúm hay COVID-19. Điều đó có nghĩa là nếu bạn hôn má, ăn uống chung, hoặc tiếp xúc gần với người mắc sốt xuất huyết nhưng không bị muỗi đốt, bạn sẽ không bị lây bệnh.

Virus gây sốt xuất huyết (Dengue) không tồn tại lâu trong nước bọt và không có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường miệng hoặc hô hấp. Vậy nên, nếu bạn đang lo lắng rằng sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không, thì có thể yên tâm rằng con đường này không phải là yếu tố nguy cơ trong lây truyền bệnh. Vậy sốt xuất huyết có thể lây qua đường nào?

sot-xuat-huyet-lay-qua-duong-nuoc-bot-khong-nhung-luu-y-de-phong-ngua-benh-hieu-qua-3.png

Sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Dù sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không là một hiểu lầm phổ biến, thực tế, bệnh lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn, đặc biệt là hai loài Aedes aegypti và Aedes albopictus. Đây là những loại muỗi hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều tối. Đồng thời, muỗi cũng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt lên mức 20 độ C.

Khi muỗi vằn hút máu của người đã nhiễm virus Dengue, virus sẽ phát triển trong cơ thể muỗi và sau vài ngày, muỗi đó trở thành trung gian truyền bệnh. Khi nó đốt người khỏe mạnh, virus sẽ xâm nhập vào máu người này qua vết đốt và gây bệnh.

Vì vậy, trong mọi biện pháp phòng tránh, việc kiểm soát muỗi và phòng tránh muỗi đốt là yếu tố then chốt. Việc lầm tưởng rằng sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không chỉ khiến mọi người chủ quan trong phòng chống muỗi, tác nhân thực sự gây lây nhiễm.

sot-xuat-huyet-lay-qua-duong-nuoc-bot-khong-nhung-luu-y-de-phong-ngua-benh-hieu-qua-1.png

Những ai có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết?

Bên cạnh câu hỏi sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không. Nhiều người cũng quan tâm đến nhóm đối tượng nguy cơ. Sốt xuất huyết có thể tấn công bất kỳ ai, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao và có thể gặp biến chứng nặng, bao gồm:

Trẻ em dưới 15 tuổi

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường có sức đề kháng còn non yếu, rất dễ bị muỗi đốt và nhiễm virus Dengue. Ở nhóm tuổi này, các triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết thường không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sốt thông thường, dẫn đến chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị. Điều này khiến bệnh dễ tiến triển nặng, gây sốc, xuất huyết nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh còn có nguy cơ cao bị mất nước, rối loạn điện giải và biến chứng nội tạng, cần được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Người già và người có bệnh nền

Người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, suy thận... có hệ miễn dịch suy giảm, dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết.

Phụ nữ mang thai

Nếu bị muỗi đốt và nhiễm bệnh khi đang mang thai, mẹ bầu có thể bị sốt cao, mất nước, hoặc thậm chí ảnh hưởng tới thai nhi, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Sốt xuất huyết nguy hiểm không chỉ vì tốc độ lây lan nhanh, mà còn do bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và người bệnh có thể mắc nhiều lần trong đời. Việt Nam hiện lưu hành cả 4 tuýp virus, miễn dịch sau mắc chỉ có tác dụng với một tuýp nên người bệnh có thể tái nhiễm và mắc nặng hơn trong lần sau.

sot-xuat-huyet-lay-qua-duong-nuoc-bot-khong-nhung-luu-y-de-phong-ngua-benh-hieu-qua-5.png

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết?

Sau khi đã giải đáp câu hỏi sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không. Với tình trạng số ca mắc ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, đô thị hóa và mật độ dân cư cao, việc phòng bệnh là vô cùng cấp thiết. Vậy làm gì để phòng tránh sốt xuất huyết?

Diệt muỗi, diệt lăng quăng và bọ gậy

Để phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả, điều quan trọng nhất là kiểm soát nguồn lây - chính là muỗi truyền bệnh và nơi sinh sản của chúng. Vì vậy, diệt muỗi, diệt lăng quăng và bọ gậy là biện pháp cốt lõi, cần được thực hiện đồng bộ và thường xuyên trong mỗi gia đình cũng như toàn cộng đồng:

  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước như chum, vại, bể, thùng...
  • Thau rửa lu, khạp, bình hoa hàng tuần.
  • Thả cá hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào bể chứa nước.
  • Thu gom và xử lý các vật phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ cũ.
  • Dọn vệ sinh môi trường xung quanh nhà.
sot-xuat-huyet-lay-qua-duong-nuoc-bot-khong-nhung-luu-y-de-phong-ngua-benh-hieu-qua-2.png

Tránh muỗi đốt

Bên cạnh việc loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, một yếu tố quan trọng không kém trong phòng chống sốt xuất huyết là tránh để muỗi đốt. Chủ động bảo vệ cơ thể khỏi vết đốt của muỗi vằn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus Dengue một cách hiệu quả:

  • Mặc quần áo dài tay, dùng kem chống muỗi.
  • Ngủ màn kể cả ban ngày.
  • Phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
  • Sử dụng vợt muỗi, bình xịt, hương đuổi muỗi,...

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Dù trước đây chưa có vắc xin phòng sốt xuất huyết, nhưng hiện nay vắc xin Qdenga (Đức) đã được triển khai tại Việt Nam. Đây là vắc xin sống giảm độc lực, có khả năng tạo miễn dịch với cả 4 tuýp virus Dengue, được chỉ định tiêm cho người từ 4 tuổi trở lên.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện là một trong những cơ sở tiên phong triển khai tiêm chủng vắc xin Qdenga tại nhiều tỉnh thành. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, Tiêm Chủng Long Châu giúp bạn và gia đình yên tâm trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

sot-xuat-huyet-lay-qua-duong-nuoc-bot-khong-nhung-luu-y-de-phong-ngua-benh-hieu-qua-4.png

Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quan. Bệnh vẫn đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, đặc biệt ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Việc hiểu đúng cơ chế lây truyền, nhận diện nhóm nguy cơ và chủ động phòng bệnh bằng tiêm vắc xin sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm:

Có phải sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là sắp khỏi có đúng không?

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_0121d2fee9

14.422.160đ

/ Gói

16.134.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

22.919.960đ

/ Gói

23.768.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN