icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nhận diện dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mà bạn cần biết

Bích Thùy05/06/2025

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn cuối. Khi ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (còn gọi là giai đoạn IV) là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, khi các tế bào ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và di căn đến các cơ quan khác như bàng quang, trực tràng, phổi, xương và gan. Việc nhận diện các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là điều quan trọng để có phương án điều trị và chăm sóc phù hợp.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?

Khi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, các biểu hiện lúc này sẽ thay đổi tùy theo vị trí mà tế bào ác tính đã di căn đến. Dưới đây là 8 dấu hiệu thường gặp khi bệnh đã tiến triển nặng:

Đau ở vùng chậu

Cơn đau xuất hiện ở khu vực xương chậu là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đáng lưu ý, cho thấy tế bào ung thư có thể đã xâm nhập sâu vào vùng này.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi 1.jpg

Cảm giác khó thở

Khó thở là biểu hiện phổ biến khi khối u đã lan đến phổi, gây cản trở đường hô hấp và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng phổi.

Tiểu tiện có máu

Nếu ung thư lan sang bàng quang, người bệnh có thể bị đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu són hoặc tiểu nhiều lần nhưng lượng ít.

Chảy máu âm đạo bất thường

Tình trạng chảy máu ngoài kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ mà không rõ nguyên nhân, không kèm đau bụng hay đau lưng là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Khí hư thay đổi bất thường

Dịch âm đạo có màu lạ như xanh, vàng đục hoặc lẫn máu kèm theo mùi hôi khó chịu có thể là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn muộn của bệnh.

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Khi kinh nguyệt bỗng nhiên đến sớm, kéo dài hoặc ra máu không theo chu kỳ, dù đã loại trừ các yếu tố như căng thẳng hay thay đổi lối sống, cần nghĩ đến khả năng bệnh lý nghiêm trọng.

Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân

Người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, mất ngủ thường xuyên và sụt cân nhanh chóng do khối u phát triển làm cơ thể tiêu hao năng lượng lớn.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi 2.jpg

Buồn nôn, táo bón hoặc nôn ói

Nếu ung thư lan đến hệ tiêu hóa như trực tràng hay dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như táo bón kéo dài, cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa thường xuyên.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể điều trị được không?

Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối thường gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có một số ít bệnh nhân có thể chữa khỏi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IVA khoảng 16%, trong khi giai đoạn IVB là 15%. Tuy nhiên, những con số này chỉ mang tính chất tham khảo.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe chung của từng người, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị và yếu tố tâm lý. Tinh thần lạc quan và thái độ tích cực có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân trong giai đoạn này.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi 03.jpg

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối cần chăm sóc như thế nào?

Ở giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung, bệnh nhân cần nhận được sự chăm sóc với mục tiêu giúp họ có cuộc sống thoải mái nhất có thể. Chăm sóc giảm nhẹ có thể được thực hiện ở mọi giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung và có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà, tùy thuộc vào sự lựa chọn của bệnh nhân và người thân. Sau khi ngừng điều trị, nhiều bệnh nhân và gia đình lựa chọn chăm sóc tại nhà.

  • Giảm đau: Ở giai đoạn cuối, ung thư cổ tử cung gây đau nhiều ở vùng chậu do khối u lớn chèn ép các cơ quan xung quanh. Tế bào ung thư cũng có thể di căn đến phổi và ngực, gây đau. Để giảm bớt cơn đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc tiêm thuốc vào dây thần kinh, tủy sống hoặc mô xung quanh để làm gián đoạn tín hiệu đau.
  • Khó thở: Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường di căn đến phổi, gây khó thở và suy hô hấp. Khoảng 70% bệnh nhân trong giai đoạn này gặp vấn đề về khó thở và đau ngực. Một số biện pháp giúp giảm khó thở bao gồm thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi, sử dụng giường, nệm, gối có thể nâng cao đầu, và dùng thiết bị hỗ trợ thở như bình oxy tại nhà.
  • Đi tiểu ra máu: Để tránh nhiễm trùng, bệnh nhân cần chú ý giữ vệ sinh tốt cho đường tiểu.
  • Sụt cân và mệt mỏi: Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân duy trì năng lượng và giảm mệt mỏi do bệnh ung thư gây ra.
dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi 4.jpg

Nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và giúp việc chăm sóc giảm nhẹ trở nên hiệu quả hơn. Mặc dù ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối mang lại nhiều thách thức nhưng việc hiểu rõ các triệu chứng sẽ giúp người bệnh và gia đình chuẩn bị tốt hơn cho quá trình điều trị và chăm sóc.

Nhiễm HPV là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Việc chủ động tiêm vắc xin không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các bệnh lý khác liên quan đến HPV mà còn góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh hơn. Hãy đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm vắc xin HPV, bảo vệ sức khỏe lâu dài cho bạn và gia đình. Liên hệ hotline 1800 6928 để đặt lịch ngay!

Xem thêm:

Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung có mang thai được không?

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung và mức độ nguy hiểm

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN