icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy ba mẹ cần biết

Huỳnh Ngân05/07/2025

Trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ thói quen sinh hoạt đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do, cách xử lý hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đôi mắt của trẻ.

Khi thấy trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy, đặc biệt ở các bé dưới 6 tuổi, nhiều ba mẹ cảm thấy hoang mang không biết con mình có đang gặp vấn đề gì nghiêm trọng hay không. Tình trạng này có thể chỉ là biểu hiện tạm thời do tư thế ngủ hoặc dị ứng nhẹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chú ý. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy

Hiện tượng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy khiến không ít ba mẹ lo lắng. Để có thể xử lý đúng cách và kịp thời, việc tìm hiểu nguyên nhân là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này.

Tích tụ dịch do tư thế ngủ

Khi trẻ ngủ, đặc biệt là nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên quá lâu, dịch cơ thể có thể tích tụ ở vùng mắt, dẫn đến sưng nhẹ vào buổi sáng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy và thường tự khỏi sau vài giờ.

nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-tre-bi-sung-mat-khi-ngu-day-ba-me-can-biet-1.jpg
Khi trẻ ngủ tư thế ngủ nằm nghiêng, dịch cơ thể có thể tích tụ ở vùng mắt, dẫn đến sưng nhẹ vào buổi sáng

Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Thói quen ngủ không điều độ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu quanh mắt, gây sưng mí mắt. Trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy trong trường hợp này thường kèm theo dấu hiệu mệt mỏi hoặc quấy khóc.

Dị ứng

Dị ứng cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy. Các tác nhân gây dị ứng có thể đến từ bụi nhà, lông thú cưng, phấn hoa, hoặc chăn ga gối đệm lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ. Khi tiếp xúc, vùng da quanh mắt trẻ vốn rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, sưng đỏ và có thể kèm theo ngứa ngáy. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể còn bị chảy nước mắt.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể khiến mắt sưng to, đỏ và tiết nhiều ghèn, nhất là sau một đêm ngủ dậy. Bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, dễ lây lan nếu trẻ dụi mắt hoặc tiếp xúc với đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Nếu trẻ bị sưng mắt kèm theo dấu hiệu đỏ mắt, cộm mắt, chảy nước mắt liên tục và ghèn dính chặt vào mi mắt, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-tre-bi-sung-mat-khi-ngu-day-ba-me-can-biet-2.jpg
Viêm kết mạc là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể khiến mắt sưng to, đỏ và tiết nhiều ghèn

Chắp, lẹo

Chắp và lẹo là tình trạng viêm tại tuyến bờ mi, khiến mí mắt của trẻ bị sưng đau, đỏ và nổi cục cứng hoặc mụn nhỏ ở mép mí mắt. Lẹo thường gây đau nhức rõ rệt hơn và có thể vỡ mủ sau vài ngày, trong khi chắp thường sưng to hơn nhưng ít đau. Đây là nguyên nhân khiến mắt trẻ sưng lên rõ rệt khi thức dậy, vì trong đêm, tình trạng viêm có thể tiến triển nhanh hơn. Cần tránh tự ý nặn hoặc đắp lá mà nên đưa trẻ đi khám khi thấy dấu hiệu này.

Côn trùng đốt

Trong khi ngủ, trẻ nhỏ rất dễ bị muỗi, kiến hoặc các loại côn trùng nhỏ khác đốt, đặc biệt nếu không sử dụng màn hoặc phòng ngủ không đảm bảo vệ sinh. Vết đốt ở vùng mí mắt sẽ gây sưng đỏ, ngứa, đôi khi tạo thành nốt sần hoặc bóng nước nhỏ. Điểm đặc trưng của nguyên nhân này là vùng sưng thường kèm theo vết chích hoặc nổi cục rõ rệt.

Bệnh thận

Mặc dù hiếm gặp hơn, nhưng sưng mắt vào buổi sáng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về thận. Khi chức năng lọc của thận bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ bị giữ muối và nước, dẫn đến hiện tượng phù, thường xuất hiện đầu tiên ở vùng mí mắt do da khu vực này mỏng. Đặc biệt, nếu sưng mắt kèm theo phù mặt, phù tay chân, tiểu ít, nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu cần chú ý khi trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy

Không phải mọi trường hợp trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy đều nguy hiểm, nhưng cần quan sát kỹ các dấu hiệu đi kèm để sớm phát hiện nguyên nhân. Dưới đây là những biểu hiện quan trọng nên chú ý:

  • Mắt sưng nhưng không đỏ, không đau: Đây thường là trường hợp nhẹ, do ứ dịch sinh lý vì tư thế ngủ. Mắt sưng nhẹ, không đau, không đỏ. Tình trạng này thường tự hết sau vài giờ khi trẻ ngồi dậy và vận động.
  • Mắt sưng kèm đỏ, ghèn, chảy nước mắt: Có thể do viêm kết mạc, lẹo hoặc chắp. Trẻ thường cảm thấy ngứa, cộm mắt, khó chịu và hay dụi mắt. kèm theo dấu hiệu mắt đỏ, tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt liên tục. Trong trường hợp này, không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Mắt sưng kèm sưng mặt, tay chân: Là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận hoặc dị ứng nặng. Khi mắt trẻ bị sưng kèm theo phù mặt, phù tay chân. Cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
  • Sưng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần: Nếu hiện tượng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy kéo dài hơn 2 - 3 ngày hoặc tái phát thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như dị ứng mãn tính hoặc nhiễm trùng.
  • Thay đổi thị lực: Dù hiếm gặp, nhưng nếu trẻ cảm thấy nhìn mờ hoặc khó chịu khi nhìn sáng, đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt để được kiểm tra.
nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-tre-bi-sung-mat-khi-ngu-day-ba-me-can-biet-3.jpg
Mắt sưng kèm đỏ, ghèn, chảy nước mắt đây là dấu hiệu ba mẹ cần chú ý đưa trẻ bệnh viên để được thăm khám

Cách xử lý tình trạng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy

Khi phát hiện trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy, có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm sưng và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Chườm lạnh: Sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước mát hoặc túi chườm lạnh đặt nhẹ lên mắt trẻ trong 5 - 10 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm sưng và cải thiện tuần hoàn máu quanh mắt. Lưu ý không đặt đá trực tiếp lên da để tránh gây bỏng lạnh.
  • Vệ sinh mắt đúng cách: Nếu trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy kèm ghèn, hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mắt. Sử dụng bông gòn sạch thấm nước muối, lau nhẹ từ khóe mắt ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn hoặc chất kích ứng.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Khuyến khích trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa, kê gối vừa phải để tránh tích tụ dịch ở vùng mắt. Tư thế ngủ đúng sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy.
  • Hạn chế tác nhân gây dị ứng: Kiểm tra chỗ ngủ ngủ của trẻ, đảm bảo giường, gối, chăn được vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bẩn hoặc lông động vật.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy không cải thiện sau 2 - 3 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như đau, đỏ, sốt, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-tre-bi-sung-mat-khi-ngu-day-ba-me-can-biet-4.jpg
Nếu trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy kèm ghèn, hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mắt để loại bỏ bụi bẩn ra bên ngoài

Tình trạng trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của những vấn đề đơn giản như tư thế ngủ không đúng hoặc dị ứng nhẹ, nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Việc nhận biết nguyên nhân, cách xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của trẻ. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường kéo dài, hãy nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý tiềm ẩn có thể khiến trẻ bị sưng mắt khi ngủ dậy, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho bé. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín được đông đảo phụ huynh tin chọn, thuộc hệ thống Nhà thuốc Long Châu với cơ sở vật chất hiện đại và quy trình tiêm chủng an toàn, khép kín. Khi đưa trẻ tiêm vắc xin tại đây, ba mẹ sẽ an tâm nhờ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, nguồn vắc xin chính hãng, đa dạng cùng dịch vụ tư vấn tận tình, chuyên nghiệp. Để đặt lịch hẹn và được hỗ trợ tốt nhất, quý phụ huynh vui lòng liên hệ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua số hotline miễn phí 18006928.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN