Trên thực tế, việc tiêm buổi sáng hay chiều sẽ đều sẽ có những ưu điểm riêng và tùy thuộc vào lình trình của bố mẹ cũng như sự thoải mái của trẻ nhỏ. Nếu còn chưa biết nên tiêm phòng sáng hay chiều cho trẻ, mời bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nên tiêm phòng sáng hay chiều cho trẻ?
Trẻ nhỏ cần được thực hiện tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tạo điều kiện khôn lớn và phát triển lâu dài. Khi đưa trẻ đi tiêm phòng, sẽ có một số yếu tố bố mẹ cần lưu ý. Vậy, nên tiêm phòng sáng hay chiều cho trẻ? Trên thực tế không có câu trả lời chuẩn xác cho câu hỏi này, việc lựa chọn tiêm phòng sáng hay chiều sẽ còn phụ thuộc vào lịch trình cá nhân của bố mẹ cũng như thời gian làm việc của cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe con.
/nen_tiem_phong_sang_hay_chieu_cho_tre_de_dat_hieu_qua_tot_nhat_1_f44fa00ffd.png)
Dưới đây sẽ là một số điểm bố mẹ cần xem xét.
Tiêm vào buổi sáng
- Thời gian theo dõi: Nếu thực hiện tiêm vào buổi sáng, phụ huynh sẽ có cả ngày để quan sát, theo dõi sức khỏe con để kịp thời phát hiện ra bất cứ phản ứng phụ nào như sốt nhẹ, tiêu chảy, quấy khóc,...
- Thời gian phục hồi: Trẻ sẽ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau khi tiêm.
- Dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế: Nếu không may có bất kỳ phản ứng phụ nào xuất hiện sau khi tiêm, bố mẹ có thể dễ dàng liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở tiêm chủng hơn vì đang trong khung giờ làm việc.
Tiêm vào buổi chiều
- Tránh giờ cao điểm: Thông thường các cơ sở y tế, địa điểm tiêm chủng sẽ ít đông đúc hơn vào buổi chiều. Nếu chọn tiêm vào buổi chiều, bố mẹ có thể giảm thiểu được thời gian chờ đợi.
- Nghỉ ngơi sau tiêm: Sau khi tiêm, trẻ có thể ngủ một giấc dài, giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi và khó chịu.
- Linh hoạt với lịch trình cá nhân: Nếu phụ huynh có lịch trình, công việc bận rộn vào buổi sáng thì việc lựa chọn tiêm vào buổi chiều sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Nhìn chung, không có bất kỳ quy tắc “cứng nhắc” nào về việc nên tiêm phòng sáng hay chiều cho trẻ. Dù tiêm buổi sáng hay buổi chiều thì hiệu quả của vắc xin cũng sẽ không thay đổi. Bố mẹ cần sắp xếp thời gian để đưa trẻ đi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng như vắc xin cúm, vắc xin 6 trong 1, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, vắc xin phòng lao,... báo lại với bác sĩ, nhân viên y tế nếu có lý do không thể đưa trẻ đi tiêm. Mặt khác, phụ huynh cũng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, cơ sở tiêm chủng để có thời gian theo dõi sức khỏe sau tiêm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
/nen_tiem_phong_sang_hay_chieu_cho_tre_de_dat_hieu_qua_tot_nhat_1_c96d8000fa.png)
Một số lưu ý khi tiêm phòng
Trước khi tiêm
Trước khi thực hiện tiêm, bố mẹ cần đảm bảo rằng con trẻ đang có sức khỏe tốt, không bị sốt, nhiễm trùng hay xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan tới sức khỏe của con cho bác sĩ như tiền sử dị ứng, tình trạng sử dụng thuốc,... đặc biệt là tình trạng dị ứng với các thành phần có trong vắc xin.
Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên mang theo sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ để các bác sĩ kiểm tra, đảm bảo các mũi tiêm quan trọng được thực hiện đầy đủ. Nếu bố mẹ có bất cứ câu hỏi nào về vắc xin, đừng ngần ngại thảo luận với các bác sĩ, nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Sau khi tiêm phòng
Sau khi đã hoàn thành việc tiêm phòng và theo dõi sau tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Bố mẹ có thể đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo. Nếu nhận thấy cơ thể con xuất hiện các phản ứng như sưng tấy, phát ban, khó thở,... cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gặp phải tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm.
Ngược lại, nếu trẻ gặp phải một số phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm,... Bố mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, chườm ấm,... để con cảm thấy dễ chịu hơn.
Sau tiêm chủng, con trẻ sẽ cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước. Kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay chưa rõ làm thế nào để chăm sóc sức khỏe con thật đúng cách sau tiêm, phụ huynh có thể liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Trung tâm sẽ hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của phụ huynh một cách thật chi tiết, giúp con trẻ an toàn, khỏe mạnh.
Xem thêm: Sau khi tiêm vắc xin nên làm gì? Cần lưu ý điều gì?
/nen_tiem_phong_sang_hay_chieu_cho_tre_de_dat_hieu_qua_tot_nhat_2_09b6d6cd36.png)
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
- Trẻ có thể thực hiện tiêm phòng khi đang ốm hay không? Các bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời chính xác và chỉ định phù hợp với thể trạng sức khỏe trẻ. Vì thế, nếu trẻ đang ốm, bố mẹ hãy thông báo với bác sĩ. Trẻ nên được tiêm phòng khi tình trạng sức khỏe ổn định, do đó, trong một số trường hợp cụ thể, trẻ sẽ phải hoãn tiêm để tránh khiến cho sức khỏe tổng thể gặp bất lợi.
- Trẻ đang dùng thuốc kháng sinh có thể tiêm phòng không? Thuốc kháng sinh không hề gây ảnh hưởng tới khả năng tiêm phòng của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần thông báo với các bác sĩ loại thuốc mà con mình sử dụng.
- Làm thế nào để giúp trẻ bớt sợ hãi khi tiêm? Cách duy nhất để giúp trẻ bớt sợ hãi khi tiêm đó chính là giải thích cho trẻ về quá trình tiêm phòng, giúp trẻ đón nhận những mũi tiêm tốt cho sức khỏe một cách dễ dàng hơn. Sau khi tiêm, bố mẹ có thể đưa trẻ đi chơi, giúp con vui vẻ, thoải mái và nhanh chóng quên đi cảm giác đau.
- Nên thực hiện tiêm phòng ở đâu? Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang là địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm phòng an toàn, chất lượng cho mọi lứa tuổi đang được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm chủng khép kín và nguồn vắc xin chính hãng, trung tâm cam kết sẽ mang đến trải nghiệm tiêm chủng an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Không chỉ cung cấp đa dạng các loại vắc xin, trung tâm còn hỗ trợ tư vấn tận tình, giúp khách hàng an tâm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
/nen_tiem_phong_sang_hay_chieu_cho_tre_de_dat_hieu_qua_tot_nhat_3_5ea19b1914.png)
Như vậy, việc tiêm phòng vào buổi sáng hay buổi chiều sẽ phụ thuộc vào lịch trình cá nhân, tình trạng sức khỏe và phản ứng của cơ thể mỗi người. Nếu bạn muốn có nhiều thời gian theo dõi phản ứng sau tiêm và đảm bảo có một ngày thật thoải mái, buổi sáng có thể là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu quá bận rộn vào buổi sáng, việc tiêm vào buổi chiều vẫn sẽ đảm bảo hiệu quả miễn dịch. Điều quan trọng là tuân thủ đúng lịch tiêm, thực hiện đầy đủ các mũi tiêm và chọn địa điểm tiêm uy tín để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất!
Xem thêm: